Công thức cội nguồn cuộc sống
CÔNG THỨC CỘI NGUỒN CUỘC SỐNG
CÔNG THỨC CỘI NGUỒN CUỘC SỐN
Đây là một tri thức tuyệt quý, một công thức mà nếu biết và thấu suốt công thức này, chúng ta có thể nắm quyền làm chủ cuộc đời của chính mình và giúp người khác cũng có cơ hội làm chủ cuộc đời của chính họ.
1.Mục Tiêu
Nâng tầm nhận thức nội tâm của con người lên tầng bậc 2, tiệm cận tâng bậc 3.
Cho người ta hiểu cội nguồn cuộc sống theo góc nhìn khoa học bắt nguồn từ hình ảnh tâm trí đã kiến tạo nên cuộc sống của họ.
Thay đổi hình ảnh tâm trí, thay đổi cuộc đời bắt đầu từ đâu? Thay đổi cái NÓI, cái BIẾT, kiểm soát cái NGHE, cái THẤY
Nhận được tính không của vạn vật (Quảng bá câu chuyện của thầy Micheal Roach)
2.Trọng điểm
Phá chấp cái biết của con người để lấy sự đồng thuận & dẫn dắt người nghe: Quảng bá Tam giác hiện thực: Đạo lý-Tôn giáo- Khoa học, Nhân- Duyên quả theo 3 dòng thời gian Quá khứ- Hiện tại-Tương lai
Kết quả do chọn lựa
Phân tích hệ thống niềm tin: Thói quen, hành động, suy nghĩ, niềm tin- Mong Muốn ý thức & niềm tin bên trong, niềm tin tích cực- niềm tin tiêu cực. Niềm tin quyết định trực tiếp đến chọn lựa
Hình ảnh tâm trí: Xác lập thế giới bên trong quyết định bên ngoài. Hình ảnh quyết định niềm tin, đổi hình ảnh đổi kết quả(Mọi việc bắt đầu bằng kết quả), hiểu được tính không của vạn vật thông qua câu chuyện thầy Micheal Roach
Hiểu & Gỡ bỏ sĩ thân. Định thân
Nghe- Thấy-Nói-Biết: Kiểm soát nghe thấy (Quảng bá cấu trúc con người). Thay đổi cái nói, cái biết (Quảng bá Tam giác hiện thực)
TAM GIÁC GÓC NHÌN ĐẠO LÝ - TÔN GIÁO/TÍN NGƯỠNG - KHOA HỌC
Vẽ 1 tam giác có đỉnh hướng lên trên, góc dưới bên trái ta ghi chữ ĐẠO LÝ, trên đỉnh tam giác ta ghi chữ TÔN GIÁO (TÍN NGƯỠNG), góc dưới bên phải của tam giác chúng ta ghi chữ KHOA HỌC.
Hiện tại cuộc sống của chúng ta đang bị chi phối bởi 3 góc nhìn là ĐẠO LÝ, TÔN GIÁO hay TÍN NGƯỠNG (vì có những người không theo tôn giáo nào thì mình dùng từ TÍN NGƯỠNG), và KHOA HỌC.
Có những người bị ảnh hưởng NHIỀU bởi ĐẠO LÝ
Có những người bị ảnh hưởng NHIỀU bởi TÔN GIÁO (TÍN NGƯỠNG)
Có những người bị ảnh hưởng NHIỀU bởi KHOA HỌC
Và hôm nay, chúng ta sẽ mượn góc nhìn của Khoa Học, để tìm hiểu một tri thức có tên là CÔNG THỨC CỘI NGUỒN CUỘC SỐNG, để tìm hiểu xem, cuộc sống hiện tại của ta đang bị chi phối bởi điều gì, và làm thế nào để có thể có được cuộc sống thuận theo chiều mình mong muốn?
HIỆN TẠI của chúng ta là KẾT QUẢ của việc đã gieo NHÂN gì trong QUÁ KHỨ - Vd: có phải hiện tại một cái cây nó cho ra quả xoài là do trước đó đã được gieo cái hạt xoài đúng 0 ạ? Cái cây nó cho ra quả thanh long là do trước đó đã được gieo hạt mầm của quả thanh long đúng 0? Chứ có bao giờ mình gieo nhân là hạt cà chua mà nó ra quả dưa hấu 0 anh chị?
Vậy nên, cái QUẢ mà chúng ta đang có ở HIỆN TẠI, chính là do đã gieo một NHÂN gì đó trong QUÁ KHỨ.
Vậy thì, chúng ta đã biết, cái QUẢ ở HIỆN TẠI mà ta đang có chính là do chúng ta đã gieo cái NHÂN gì đó trong QUÁ KHỨ nên chúng ta mới có cái quả ngày hôm nay, và cái QUẢ ở TƯƠNG LAI như thế nào, chính là do cái NHÂN mà chúng ta đang gieo ở HIỆN TẠI nó quyết định.
Vậy để KIẾN TẠO cái QUẢ NHƯ Ý ở tương lai, thì hiện tại, ngày hôm nay, chúng ta phải gieo cái NHÂN như thế nào?
TAM GIÁC NHÂN TỐT - DUYÊN LÀNH - QUẢ NHƯ Ý
Rồi, giờ quay lại ví dụ mấy cái cây, nếu chúng ta có cái nhân, cái hạt giống của cái quả mà ta muốn trồng rồi, chúng ta ném nó lên nền gạch xi măng, hay ném lên nền sỏi đá, ném lên nền nhà, rồi để nó ở yên đó ngày qua ngày, thì nó có lên được cây để ra quả 0 mấy anh chị?
Vậy muốn cái hạt giống đó nó lên cây, ra quả, thì phải sao ạ? Phải trồng xuống đất, có chất dinh dưỡng, có nước và ánh sáng, có môi trường thích hợp thì nó mới phát triển lên cây và ra quả mà ta mong muốn đúng 0 ạ?
Tương tự, để kiến tạo được tương lai có cái quả như ý mà ta mong muốn, thì ngoài việc GIEO NHÂN TỐT, ta còn phải CÓ môi trường mà ở đó ta gặp được DUYÊN LÀNH, thì chúng ta sẽ ĐƠN GIẢN hơn để có QUẢ NHƯ Ý phải 0 ạ?
Nếu hiện tại, chúng ta biết cách tạo ra được NHÂN TỐT, có được DUYÊN LÀNH thì có phải chúng ta ĐƠN GIẢN có được QUẢ NHƯ Ý trong tương lai không?
Thì ngày hôm nay chúng ta cùng mượn góc nhìn của Khoa Học, để tìm hiểu cái NHÂN hay CỘI NGUỒN CUỘC SỐNG của chúng ta bắt nguồn từ đâu? Làm sao để có thể kiến tạo được nhân tốt?
Bây giờ, chúng ta sẽ bước vào lộ trình tìm hiểu CÔNG THỨC CỘI NGUỒN CUỘC SỐNG.
KẾT QUẢ
Chọn 1 từ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuộc đời của mình thì hiện tại chúng ta chọn từ? CHỌN LỰA
Ví dụ về chọn lựa
Từ khi sinh ra
Chọn bú hay không bú mẹ
Chọn ăn hay không thực phẩm gì
Chọn chơi hay không với ai
Chọn đọc hay không sách gì
Chọn học hay không học gì
Chọn kết hôn hay không kết hôn với ai
Tất cả “CHUỖI CHỌN LỰA" của chúng ta trong quá khứ quyết định kết quả cuộc sống của chúng ta ở hiện tại
Câu hỏi: Ai chọn?
Ai đã chọn những cái đó vậy? >>> Trả lời: Có phải là do chính mình chọn không?
Khuynh hướng nội tâm: Tốt thì do mình, xấu do người
Khuynh hướng nội tâm kết quả tốt là do mình chọn, kết quả xấu là do người khác mang lại.
Kết luận: Tốt, xấu đều do mình chọn >>> Dù là kết quả tốt hay kết quả không tốt đều do mình chọn.
“Cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ chính tôi (nhưng không phải lỗi của tôi)”
Giải thích tại tại sao “không phải lỗi của tôi”
Vì ngay thời điểm đó, đó là lựa chọn phù hợp nhất rồi.
Vì nếu có lựa chọn tốt hơn thì các anh chị có chọn không ?
Nên cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ tôi (nhưng không phải lỗi của tôi)
Tại sao chúng ta có những sự chọn lựa như vậy?
Đ́ặt câu hỏi về (áo, kiểu tóc, công việc,...) và lý do chọn lựa để ra được từ Thích, hạp/hợp
Đưa ra kết luận chọn lựa là THÍCH/HỢP/HẠP
Có 2 thuật ngữ đại diện cho CHỌN LỰA: Thích, Hạp/ Hợp
→ Do thích, hạp/hợp nên mới có những chọn lựa đó, dẫn đến kết quả cuộc sống hiện tại
TÍNH CÁCH -> SUY NGHĨ
Chúng ta thấu suốt được KẾT QUẢ những gì chúng ta nhận được ngày hôm nay chính là bắt nguồn từ CHUỖI CHỌN LỰA của CHÍNH MÌNH trong quá khứ.
Và cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ chính tôi (nhưng không phải lỗi do tôi)
Vậy thì tại sao chúng ta có chọn lựa đó? Do đâu mà chúng ta chọn lựa như vậy? Chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ.
TÍNH CÁCH
Trọng điểm: Để thay đổi chọn lựa cần phải thay đổi tính cách. Để thay đổi hoàn cảnh phải thay đổi tính cách
Khơi gợi để xác nhận của người nghe Mỗi thời điểm (trước kết hôn, sau kết hôn, sau sinh con…), tính cách thay đổi mà không biết
→ Sau đó thấy chọn lựa trước đây là sai lầm → do TÍNH CÁCH đã thay đổi
Kết luận: Mọi chọn lựa của con người luôn đúng tại thời điểm chọn lựa. Nhưng do Tính cách thay đổi → Chọn lựa thay đổi → Hoàn cảnh thay đổi →Hiện thực cuộc sống thay đổi.
Câu chuyện: “Cảm ơn những khuyết điểm của em”
Có một đôi vợ chồng sau khi cưới nhau được 3 ngày, chàng rể quay về nhà cha vợ, cha hỏi con thấy vợ con sao? Chàng rể nói vợ con tuyệt vời. cha vợ nói là sau 6 tháng con sẽ thấy vợ con thay đổi, sau 6 năm con thấy như tù ngục… nhưng con ạ có một thực tế rằng nếu vợ con tuyệt vời hơn thì nó sẽ lấy người khác. Sau khi quay về nhà chàng trai liền ôm vợ vào lòng và nói: “Cám ơn khuyết điểm của em” vì em có khuyết điểm đó nên anh mới có cơ hội cưới em. Nếu em hoàn hảo & quá tốt thì em đã chọn người đàn ông tuyệt vời hơn.
“Người phụ nữ và vị bác sĩ”
Kết luận Muốn thay đổi cuộc đời, hãy thay đổi tính cách, nhưng không tập trung vào thay đổi tính cách vì tính cách không phải là gốc rễ. Vậy thì cái gì quyết định tính cách của con người?
THÓI QUEN:
+ Kết quả cuộc sống của chúng ta là do tổng hợp của tất cả các chọn lựa trong cuộc sống và nó đến từ tính cách của chính chúng ta.
+ muốn thay đổi hoàn cảnh, hãy thay đổi tính cách, tuy nhiên tính cách cũng không phải là gốc rễ nên không cần phải thay đổi tính cách.
+ Các cao nhân chỉ điểm cho chúng ta là tính cách do thói quen hàng ngày của con người tạo ra.
+ Tập trung vào thay đổi thói quen thì tính cách sẽ thay đổi tuy nhiên Có 1 số thói quen nó sẽ tái lại qua thời gian nên không đơn giản để tay đổi. Thói quen không phải gốc rễ nên không tập trung thay đổi.
HÀNH ĐỘNG:
+ Hành động của con người quyết định thói quen của họ nên chỉ cần thay đổi hành động thay đổi thói quen.
+ Hành động không phải là gốc rễ nên không tập trung thay đổi hành động. Vậy thì cần thay đổi điều gì?
SUY NGHĨ:
+ Suy nghĩ quyết định hành động, chỉ cần thay đổi suy nghĩ quyết định được hành động, thay đổi thói quen, tính cách đến đổi chọn lựa và đổi kết quả.
+Thông thường suy nghĩ cũng như tính cách của con người thay đổi thất thường trong thời gian rất ngắn nên suy nghĩ cũng chưa là gốc rễ nên không tập trung thay đổi suy nghĩ.
Chúng ta đã được làm rõ theo góc nhìn khoa học, thì Suy nghĩ - Hành động - Thói quen - Tính cách sẽ quyết định chọn lựa của chúng ta để cho ra KẾT QUẢ của cuộc sống.
Vậy có nghĩa là chúng ta chỉ cần thay đổi SUY NGHĨ thì TÍNH CÁCH sẽ thay đổi, kết quả sẽ thay đổi. Nhưng mà chúng ta có đôi khi không thể kiểm soát được suy nghĩ của bản thân! Chúng ta biết, và muốn thay đổi suy nghĩ cho tích cực, mà nhiều lúc cũng không thể suy nghĩ tích cực được.
Cho nên, suy nghĩ không phải là gốc rễ, và chúng ta không tập trung thay đổi suy nghĩ.
Vậy cái gì định hình suy nghĩ? Rất là may mắn chúng ta đã được các cao nhân chỉ điểm 1 từ khoá, đó là NIỀM TIN.
TRỌNG ĐIỂM CỦA NIỀM TIN
Ai cũng có niềm tin vào điều gì đó. Niềm tin theo chiều hướng nào
Tạo bối cảnh: Lấy ví dụ về việc làm phản đối hay đồng ý trong quá khứ
Mọi niềm tin đều cho ra kết quả.
Mong muốn ý thức và niềm tin.
Lấy ví dụ về hôn nhân
Mong muốn: hôn nhân hạnh phúc >< Niềm tin: Hôn nhân không hạnh phúc
>>> Khi mong muốn ý thức và niềm tin bên trong mâu thuẫn thì niềm tin bên trong luôn luôn chiến thắng
Niềm tin tác động trực tiếp đến chọn lựa
Bí mật để thay đổi cuộc đời là: thay đổi hệ thống niềm tin thì thay đổi chọn lựa và kết quả, chứ không cần phải qua suy nghĩ, hành động, thói quen
Ví dụ đi mua đồ trong siêu thị, hiện tượng mua sắm không ý thức
Kết luận: Thay đổi niềm tin thì thay đổi chọn lựa và thay đổi kết quả. Nhưng niềm tin chưa phải là gốc rễ nên không tập trung thay đổi niềm tin
- Chúng ta hiểu được rằng, chúng ta luôn luôn có niềm tin với mọi thứ, chỉ là theo hướng tích cực hay tiêu cực mà thôi.
- Và khi niềm tin bên trong mâu thuẫn với mong muốn ý thức bên ngoài, thì niềm tin bên trong sẽ chiến thắng. Và chỉ cần NIỀM TIN BÊN TRONG thống nhất với MONG MUỐN Ý THỨC của bản thân, thì ta sẽ có KẾT QUẢ theo chiều mong muốn đó.
- Nhưng mà làm sao, bằng cách nào, để có thể thống nhất mong muốn ý thức và niềm tin bên trong? Điều gì quyết định niềm tin của chúng ta? Ta biết là đổi niềm tin, thì sẽ đổi chọn lựa và đổi kết quả. Nhưng chúng ta cũng không tập trung thay đổi niềm tin, vì niềm tin cũng chưa phải là gốc rễ!
Tạo bối cảnh: viết 5 từ cảm nhận cảm xúc về người thân.
Hình ảnh người thân yêu của mình như thế nào là do mình quyết định.
+ Niềm tin định hình suy nghĩ & quyết định kết quả. Ví dụ người mập-ốm
+ Kết quả phản ánh niềm tin bên trong.
+ Người khác luôn luôn có niềm tin vào chúng ta, chỉ là tin theo chiều hướng nào (ví dụ: Nếu có ai đó bảo chúng ta rằng đừng có làm việc đó, không có làm được đâu thì có nghĩa là họ rất tin tưởng chúng ta không làm được; nên họ suy nghĩ rằng chúng ta không làm được và hành động của họ là tìm mọi cách để cản trở chúng ta).
+ Niềm tin trực tiếp tác động đến chọn lựa.
+ Công thức chuyển dịch mong muốn ý thức thành niềm tin bên trong:
1, Nâng nhận thức nội tâm lên bậc 2, bậc 3
2, Làm siêng làm rõ điều mình mong muốn
3, Tạo bối cảnh nâng tần số rung động năng lượng
4, Quảng bá
Tuy nhiên để chuyển dịch thành niềm tin không đơn giản vì hệ thống niềm tin bản thân phải thống nhất từ thông tin đến năng lượng và vật chất.
+ Niềm tin không là gốc rễ nên không tập trung thay đổi niềm tin ( nhưng niềm tin phải thay đổi mới thay đổi được chọn lựa & kết quả mới thay đổi). ví dụ: chứng minh mình là nam hay nữ. Mình tin tưởng điều mình tin tưởng, họ sẽ hoài nghi điều họ hoài nghi.
HÌNH ẢNH TÂM TRÍ
Chúng ta hiểu được rằng, chúng ta luôn luôn có niềm tin với mọi thứ, chỉ là theo hướng tích cực hay tiêu cực mà thôi.
Và khi niềm tin bên trong mâu thuẫn với mong muốn ý thức bên ngoài, thì niềm tin bên trong sẽ chiến thắng. Và chỉ cần NIỀM TIN BÊN TRONG thống nhất với MONG MUỐN Ý THỨC của bản thân, thì ta sẽ có KẾT QUẢ theo chiều mong muốn đó.
Nhưng mà làm sao, bằng cách nào, để có thể thống nhất mong muốn ý thức và niềm tin bên trong? Điều gì quyết định niềm tin của chúng ta? Ta biết là đổi niềm tin, thì sẽ đổi chọn lựa và đổi kết quả. Nhưng chúng ta cũng không tập trung thay đổi niềm tin, vì niềm tin cũng chưa phải là gốc rễ!
Tạo bối cảnh: viết 5 từ cảm nhận cảm xúc về người thân
Hình ảnh người thân yêu của mình như thế nào là do mình quyết định
3. CÂU CHUYỆN CÂY BÚT
Câu hỏi 1: Theo các anh chị CÁI NÀY là cái gì? -> Cây bút
Câu hỏi 2: Theo các anh chị nghĩ con chó nó nhìn thấy CÁI NÀY là cái gì? -> Cục xương
Câu hỏi 3: Vậy con người đúng hay con chó đúng? -> cả 2 đều đúng
Câu hỏi 4: Không có con người và không có con chó thì CÁI NÀY là cái gì -> KHÔNG LÀ GÌ CẢ
Câu hỏi 5: Khi con người vô trước thì CÁI NÀY là cây bút. Khi con chó bước vào thì CÁI NÀY là cục xương.
Câu hỏi 6: Khi có cả con người và con chó ở đây thì CÁI NÀY là cái gì -> vừa là cây bút vừa là cục xương
Câu hỏi 7: Tại sao CÁI NÀY lúc là cục xương lúc là cây bút, lúc không là gì, lúc vừa là cục xương vừa là cây bút. Vậy thì CÁI NÀY là cái gì?
Vậy thì cái này nó đến từ trong tâm trí chúng ta hay nó đến từ chính nó? => Từ trong tâm trí mình
Câu hỏi 7: Nó đến từ trong tâm trí mình vậy cái này có thể thành kim cương không?
Câu hỏi 8: Tại sao nó vẫn là cây bút
Kết luận: Vì hạt mầm tâm trí về cây bút đã quá sâu dày. Nên muốn thay đổi kết quả thì phải thay đổi nhân
>>> Tính không của vạn vật
Vạn vật: Có tiềm năng trở thành bất kỳ cái gì
Con người: Có tiềm năng trở thành bất kỳ ai
Khi ta không là ai thì ta có tiềm năng trở thành bất kỳ ai. Khi ta đã là ai rồi thì ta không thể trở thành ai khác
DÍNH HÌNH:
Mình nhắm mắt lại và ước gì cái này trở thành kim cương, và mở mắt ra nó vẫn là cây bút thì tại sao? Nói theo thuật ngữ là mình bị dính hình nên mãi mãi trong tâm trí của chị như vậy nên hiện thực bên ngoài nó vậy.
Nếu em xem đây là cây bút là cơ hội kinh doanh để đổi thành kim cương thì nó sẽ đổi được. Vì mình bị dính hình đây là cây viết nên mình cầm mình viết, nhưng đây là vật trao đổi mua bán với nhau để đổi thành vật ngang giá là tiền sau đó mình lấy mình mua kim cương thì nó khả thi. Khi mình không là ai thì mình có thể trở thành bất kỳ ai.
Sĩ thân: là gán ghép chức vụ, địa vị, danh phận hay 1 cái gì đó vào mình, mà nhầm tưởng mình là người đó và hằng sống với nó.
Sĩ thân là cội nguồn của đau khổ, khi mình định mình là ai rồi thì không thể thay đổi được nên cần gỡ sĩ thân đi thì mới đổi hình được.
Định thân mình là ai để hướng tới người đó, định thân phù hợp thì mới không bị sĩ thân, khi định thân mà quay lại đau khổ với cái định đó thì nó quay về sĩ thân (định thân mình là người giàu toàn diện).
NGHE- THẤY – NÓI – BIẾT:
⇨ Chỉ cần thay đổi cái nói, cái biết; kiểm soát cái nghe và thấy thì đổi hình
⇨ Chị biết con mình theo chiều hướng bất lợi, chị nói cho con mình theo chiều hướng bất lợi, hằng ngày chị tập trung nghe và thấy những bất lợi về con thì hình bị dính sâu quá, hệ thống niềm tin theo chiều hướng đó và chọn lựa con lười học quá nên mình làm biếng dạy,
nếu con siêng năng coi chừng mình mời gia sư này kia, những người giỏi nhất đất nước này hướng dẫn cho nó.
Thế giới bên ngoài do mình tạo ra, do cách nhìn cuộc đời của mình
Cái gì quyết định hình ảnh tâm trí? Nghe - Thấy - Nói biết
Muốn đổi hình thì:
Thay đổi cái Biết - Thay đổi cái Nói
Kiểm soát cái Nghe - Kiểm soát cái Thấy
Đổi hình thì đổi đời
Muốn đổi hình thì thay đổi cái biết, cái nói, kiểm soát cái nghe và cái thấy.
Thay đổi cái nói: nói theo chiều mình mong muốn Tập trung vào những gì tốt đẹp của con mà làm lớn lên
Nguyên lý : Trong mối quan hệ tương tác của con người với người, chơi càng thân với nhau, càng gần nhau nếu không làm lớn điểm tốt của nhau thì điểm xấu sẽ trỗi dậy (tương tự nguyên lý ánh sáng) Càng thương yêu con, tập trung làm lớn điểm tốt của con thì điểm xấu của con sẽ nhỏ đi. Càng yêu thương thì càng làm lớn ưu điểm của đối phương thì mối quan hệ mới kết nối sâu dày và tốt đẹp.
TỔNG KẾT
Qua phần chia sẻ trên chúng ta thấu hiểu được tính KHÔNG của vạn vật, thay đổi hình ảnh tâm trí thì sẽ đổi được cái quả bên ngoài.
Và cái gốc rễ, cội nguồn cuộc sống, chi phối kết quả trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. Chính là những hạt mầm trong tâm trí ta, được huân tập thông qua nghe, thấy, nói, biết qua hằng hà sa số đời cho đến thời điểm này. Chính những gì chúng ta nghe, những gì chúng ta thấy, những gì chúng ta nói, những gì chúng ta biết, nó tạo nên hình ảnh tâm trí ta. Và chỉ cần thay đổi cái nói, thay đổi cái biết, kiểm soát cái nghe, kiểm soát cái thấy, là đổi hình. Trong đó, trọng điểm nhất chính là THAY ĐỔI CÁI BIẾT của chúng ta.
Có một nguyên lý rất đáng chú ý trong mối quan hệ tương tác giữa người và người: đó là chúng ta càng thân nhau, càng gần nhau, mà nếu không làm lớn điểm tốt của nhau thì điểm xấu sẽ trỗi dậy. Nguyên lý này nó giống với nguyên lý ánh sáng-bóng tối đó các anh chị. Biết được nguyên lý này, sẽ hỗ trợ chúng ta trong quá trình huân tập nghe- thấy- nói- biết của mình về người đối diện, phải luôn làm lớn điểm tốt của nhau lên thì mối quan hệ mới duy trì lâu dài theo chiều tích cực được.
Tóm tắt lại những điều quan trọng
1. Chuỗi tất cả những chọn lựa trong quá khứ cho ra kết quả cuộc sống hiện tại của ta ngày hôm nay.
2. Cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ chính tôi nhưng không phải lỗi do tôi.
3. Phân biệt 2 thuật ngữ: "mong muốn ý thức" và "niềm tin bên trong". Khi mong muốn ý thức và niềm tin bên trong mâu thuẫn nhau thì niềm tin bên trong sẽ chiến thắng. Niềm tin quyết định chọn lựa cho ra kết quả trong cuộc sống chúng ta.
4. Mình tự gán ghép, mang sỹ thân thì đó là nguồn gốc khiến mình đau khổ.
Vạn vật đều có tính không. Mình không là ai thì có thể trở thành bất kỳ ai.
5. Hạt mầm trong tâm trí, hình ảnh tâm trí của ta quyết định hiện thực cuộc sống của mình.
Đổi hình - Đổi đời
6. Muốn đổi hình thì kiểm soát cái nghe, cái thấy, thay đổi cái nói, cái biết. Hãy nói những điều thuận chiều mong muốn của ta, và trọng điểm là thay đổi cái biết.
CÂU HỎI: Nếu chọn 1 yếu tố trọng điểm của phần chia sẻ này là cái gì?
TRẢ LỜI: Chúng ta cần ghi nhớ trọng điểm ở đây là hình ảnh trong tâm trí, mà hình ảnh tâm trí là cái nghe thấy nói biết, và trọng điểm của nghe thấy nói biết là ĐỔI cái BIẾT. Vậy thì chỉ cần đổi cái Biết thông qua học tập.https://www.toathi.com/đánh-thức-phép-màu/k32-người-bán-hàng-hạnh-phúc
MẬT MÃ
CÁC CHỦ ĐỀ HỖ TRỢ LÀM RÕ:
Định Tâm, định thân
Công thức đổi hình- đổi đời
Công thức chuyển dịch mong muốn ý thức thành niềm tin bên trong.
Quy luật nhân duyên- nhân quả
Cấu trúc con người
Tam giác hiện thực.
THAM KHẢO THÊM
Lưu ý 3 trọng tâm khi chia sẻ:
1. Dẫn dắt để người nghe biết được: kết quả cuộc sống là do sự chọn lựa của họ, cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ chính họ nhưng không phải lỗi do họ.
2. Dẫn dắt con người có niềm tin, kết quả đến từ NIỀM TIN. Giúp người ta thiết lập hình ảnh tâm trí -> sử dụng câu chuyện cây bút, bên trong có gì thì bên ngoài có cái đó
Khi đã nhận được CTCNCS sẽ kiến tạo lại cuộc sống bằng 2 cách sau:
- Cách 1 đối với những gì vật chất: bắt nguồn từ kết quả -> làm siêng làm rõ biết tin hiểu
- Cách hai Đối với phi vật chất: nâng tầng bậc 3- giữ năng lượng, sau đó quay về để làm siêng làm rõ cái hình ảnh mình mong muốn!
*LỢI ÍCH:
- Hiểu kết quả cuộc sống bắt nguồn từ đâu
- Thay đổi được kết quả theo chiều mong muốn
- Kích hoạt được tổng nghiệp quả
- Nhìn thấu suốt được cuộc sống của con người.
- Ứng dụng vào việc đào tạo, công việc, cuộc sống hằng ngày (tất cả mọi lĩnh vực)
- Không oán trách, giữ được phước báu.
- Dùng công thức này chia sẻ thì tạo được cỗ máy công đức phước đức.
CÔNG THỨC ĐỂ LÀM CHỦ SỨC KHOẺ, MQH, NỘI TÂM, TÀI CHÍNH
1. Thống nhất mong muốn ý thức và niềm tin bên trong.
2. Thay đổi HÌNH ẢNH TÂM TRÍ bằng cách kiểm soát NGHE, THẤY và thay đổi NÓI, BIẾT (BIẾT TIN HIỂU).
3. Gỡ bỏ SĨ THÂN. ĐỊNH THÂN MÌNH LÀ AI ĐỂ HƯỚNG TỚI NGƯỜI ĐÓ, ĐỊNH THÂN PHÙ HỢP THÌ MỚI KHÔNG BỊ SỈ THÂN, KHI ĐỊNH THÂN MÀ QUAY LẠI ĐAU KHỔ VỚI CÁI ĐỊNH ĐÓ THÌ NÓ QUAY VỀ SĨ THÂN (ĐỊNH THÂN MÌNH LÀ NGƯỜI GIÀU TOÀN DIỆN)
Khi bản thân mình nhận thức mình là ai đó rồi thì mình không thể trở thành ai đó nữa. Nếu mình không là ai thì mình có thể trở thành bất kì ai.
Nội dung:
Hai từ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc đời mình là gì?
Khi chúng ta sinh ra chọn bú mẹ hay không bú mẹ, là ai chọn ạ? Khi chúng ta lớn lên chúng ta chơi với ai và không chơi với ai?
MỌI VIỆC BẮT ĐẦU BẰNG KẾT QUẢ Tất cả những chuỗi chọn lựa của chúng ta trong quá khứ quyết định kết quả cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay. Con người có khuynh hướng là những gì tốt đẹp thì nhận do mình chọn lựa, những gì không tốt đẹp thì cho rằng do người khác mang lại.
CỘI NGUỒN CUỘC SỐNG BẮT NGUỒN TỪ CHÍNH TÔI, CHÍNH DO TÔI CHỌN LỰA NHƯNG KHÔNG PHẢI LỖI CỦA TÔI.
Do đâu mà chọn lựa đó, cái gì quyết định sự chọn lựa đó? Đó là TÍNH CÁCH, do THÍCH, HỢP, HẠP mà chúng ta chọn lựa.
MUỐN THAY ĐỔI HOÀN CẢNH THÌ CHÚNG TA THAY ĐỔI TÍNH CÁCH (nhưng tính cách không phải cội nguồn cs nên tôi không cần thay đổi nó, chúng ta tôn trọng nó vì biết nó là trung gian của sự chọn lựa. Suy nghĩ cũng không phải gốc rễ nên cũng không cần thay đỏi suy nghĩ.)
Niềm tin của con người quyết định suy nghĩ của họ, con người không phải là không có niềm tin con người mà là có niềm tin theo chiều hướng nào đó. chúng ta đặt niềm tin theo chiều mong muốn chúng ta sẽ làm được. niềm tin quyết định chọn lựa.
Mong muốn ý thức mong muốn điều tốt đẹp, niềm tin bên trong ngược lại thì niềm tin bên trong luôn luôn chiến thắng.
NIỀM TIN BÊN TRONG ĐẠI DIỆN CHO MONG MUỐN CỦA CHÚNG TA
NIỀM TIN QUYÊT ĐỊNH CHỌN LỰA (niềm tin không là cội nguồn nên không cần thay đỏi niềm tin)
CÁI GÌ QUYÉT ĐỊNH NIỀM TIN CỦA 1 CON NGƯỜI? Đó là HÌNH ẢNH TRONG TÂM TRÍ.
CÂY BÚT con người nhìn là cây bút, con chó nhìn là đồ chơi. Vậy nó là cây bút hay đồ chơi/khúc xương, là do đối tượng nhìn nhận. Nếu trong phòng chỉ có cây bút, không có con người và thú vật, thì cây bút không là gì cả. Nó không là gì khi không có đối tượng nhận thức về nó, bởi vì nó có tính không, nên mọi sự vật sự việc đều có tính không. Khi bản thân mình nhận thức mình là ai đó rồi thì mình không thể trở thành ai đó nữa. Nếu mình không là ai thì mình có thể trở thành bất kì ai. Để thay đổi cuộc sống của một con người cách đơn giản nhất là thay đổi hình ảnh tâm trí của chúng ta (nhưng hình ảnh cũng chưa là gốc rễ nên cũng chưa đổi hình).
MUỐN ĐỔI HÌNH ẢNH TÂM TRÍ chúng ta THAY ĐỔI CÁI BIẾT (BIẾT-TIN-HIỂU), THAY ĐỔI CÁI NÓI, KIỂM SOÁT NGHE VÀ THẤY. ĐỔI HÌNH THÌ ĐỔI KẾT QUẢ.
"MƯU CẦU SỰ THAY ĐỔI CỦA NGƯỜI KHÁC LÀ BẮT ĐẦU CHO ĐAU KHỔ, THAY ĐỔI BẢN THÂN LÀ BẮT ĐẦU CHO HẠNH PHÚC".