TIỂU ĐỀ 96

96.   Tư vấn huấn luyện về khái niệm Liêm chính.

Liêm Chính: 

Là sự trong sạch, ngay thẳng, thành thật biểu hiện trong hành vi ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong giao tiếp và tương tác Xã hội 

Liêm chính nội tâm với bản thân: 

Là khái niệm chỉ sự thống nhất của trạng thái nhận thức, trạng thái cảm xúc bên trong nội tâm với hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giao tiếp với tương tác với bản thân.

Là sự thống nhất giữa bên trong nội tâm với bên ngoài.

Thông tin hóa (TTH): 

Là khái niệm chỉ sự THỐNG NHẤT của trạng thái nhận thức, trạng thái cảm xúc bên trong nội tâm với hành vi ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong giao tiếp và tương tác với bản thân.  

LIÊM CHÍNH NỘI TÂM LÀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA BÊN TRONG NỘI TÂM VÀ BÊN NGOÀI (hành vi ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ)  

o Ví dụ: trong lòng mình rất muốn người chồng mình về nhà sớm nhưng lại nói hôm nào cũng về muộn vậy trời.

Năng lượng hóa (NLH):

Bao dung đối với trạng thái nhận thức nội tâm và trạng thái cảm xúc của bản thân.

Vật chất hóa (VCH): 

Lắng nghe, nhận diện, chấp nhận những trạng thái nhận thức và trạng thái cảm xúc của bản thân; thấu hiểu những tham tưởng về tài, sắc, danh, thực, thùy của bản thân do tổng nghiệp quyết định nên không phán xét đúng sai, tốt xấu, nên hay không nên.

Khi nghe câu chuyện tốt đẹp của ng khác cảm thấy gato thì làm thế nào?

Thì chấp nhận sự khó chịu ban đầu để phần đời còn lại được dễ chịu.

Muốn nhận hiện thực từ người khác: 

SỬ DỤNG TRÍ TUỆ BẬC 3 ĐỂ ĐÓN NHẬN GIÁ TRỊ

VD VỀ MỘT BỐI CẢNH NÓI VỀ LIÊM CHÍNH NỘI TÂM

 Ai ở đây liêm chính nội tâm, he, ở đây mình dùng thuật ngữ này trong cái ngôn ngữ của nội tâm có một cái từ là liêm chính nội tâm, tự bản thân mình liêm chính với chính mình, không có cần ai phải phán xét, không có ai mà nói năng gì hết trơn, mình không có sợ hãi gì hết trơn, nếu mà thực sự liêm chính với nội tâm của mình thì các ac có cảm nhận là những gì tốt đẹp trong cuộc đời này thì chính tôi, tôi là người sáng suốt đã chọn lựa nó, nhưng mà những gì không tốt đẹp thì do người khác mang lại chứ tôi đâu có muốn chọn nó, tại như vậy, như thế kia nên tôi mới chọn  như vậy chứ không tôi đâu có chọn cái đó, có ai cảm nhận là khuynh hướng nội tâm con người chúng ta có khuynh hướng đó không, có hông, có cảm giác được không, có ai cảm giác được khuynh hướng nội tâm của chính mình không, vd như chọn trường đại học, hay là chọn nghề hay là chọn cái gì đó mà nó cho ra kết quả tốt thì mình nói là gì, mình sáng suốt mình chọn nó, nhưng tới khi có vấn đề xảy ra thì mình nói ngày xưa do ba mẹ cố vấn zị nên tôi học, cha mẹ  nói sao tôi học như vậy.

Thuật ngữ tâm lý học là Clear Man – là làm sạch cái đầu, không còn những tạp niệm, suy nghĩ về những điều tệ về cuộc sống, suy nghĩ xấu về con người thì tự nhiên cảm giác của mình là thấy cái gì cũng dễ thương hết trơn. Thấy cái xung quanh đều tốt đẹp, có phải cảm giác đó không?

Biết ơn mà có số lượng thì đến lạy thật chứ. Phải đến khi biết ơn mà không biết bao nhiêu lần nữa là mới ngon. Còn đếm số lần biết ơn người thân của mình là thua.

Nếu mà sự biết ơn nó lớn rồi thì có cần lăn tăn là ngồi đó viết bao nhiêu lần nữa không? KHÔNG

Còn viết ra lời biết ơn là chúng ta còn đang chọn lựa sự biết ơn hàng ngày đối với hành vi của chồng. Vậy thì vẫn chưa thuận nội tâm thật sự về sự trân trọng biết ơn chồng mình.

Một ngày đẹp trời con nó nói: con đâu cần mẹ hy sinh.

Chị có tin là không có chị mấy đứa con của chị nó vẫn được ăn học tốt không?

Không có chị thì chồng của chị có người vợ tốt hơn gấp vạn lần. Con của chị có người mẹ tốt hơn gấp vạn lần.

Tại vì mỗi người có phước báu riêng của họ, mình có nhân duyên nên mình có cơ hội chăm sóc cho họ thôi, chứ không có mình sẽ có người khác. Cuộc đời này làm gì có chuyện có mình mới có sự tồn tại của mọi việc. 

Chị nói chị có trách nhiệm, em ủng hộ chị, nhưng mà chị không được quyền nói: có chị thì mới được.

Thì lúc đó nội tâm của chị nó mới đỡ bị khống chế. 

Và chị cho mình cái quyền mình làm mẹ nên là mình nuôi con như vậy, sau này nó lỡ không đáp trả lại cho chị thì chị lại bắt đầu oán trách con cái, về già đau khổ.

Nhưng mà bây giờ con nó bất hiếu với chị thì trong tương lai chị có đau khổ không? Nói nghiêm túc.

Có thuật ngữ này nè: LIÊM CHÍNH NỘI TÂM

Nội tâm của mình tự liêm chính với nó.

Nếu con chị sau này nó có bất hiếu với chị, chị đau khổ không? Đau khổ tột cùng.

(Nói với học viên đặt câu hỏi:

Còn một vài điểm chạm nữa là chị thay đổi cuộc đời lớn lắm.

Đầu óc nhẹ nhàng nhưng chưa nâng được tầng bậc nhận thức lên cao để chuyển đổi toàn diện.

Vô người ta nói cái gì mình cũng biết, cũng hiểu hết rồi thì nhận thức của mình nó không có được nâng lên, chứ không phải là không chuyển hóa.

Nó có tầng bậc nhận thức, hiểu hết thì mình vẫn nằm trong tầng bậc nhận thức đó.

Nó khác nhau về quan niệm, trong nhận thức nội tâm mình đừng để dính mắc, khi mình nói mình làm nên tất cả những gì mình lo cho người khác thì mình tránh ngạo mạn nội tâm. Còn đối với công việc thì mình phấn đấu công việc mình không nói vậy được, mình nói vậy thì mình không có muốn làm gì nữa.

Mà chắc chắn đúng là: Nếu mình không làm thì người khác cũng làm.

Nhưng mà nhân duyên và thời điểm này tôi thấy phù hợp nên tôi làm.

Giống như W nếu không mở ra để làm về nội tâm thì cũng có tổ chức khác làm, nhưng nhân duyên giai đoạn này, mình gánh trách nhiệm đó, cống hiến gánh vác vai trò đó.

Nhưng nếu có ai đó làm tốt hơn nữa thì sao? Thì đồng hành cùng mình làm hoặc thay thế mình làm, mình chấp nhận.

Nhưng đối với vấn đề nội tâm thì hàng vạn người làm trên toàn thế giới này nó cũng không có đủ. Tại vì con người ai cũng cần sự an vui hết.

Nuôi dưỡng một đứa trẻ bằng cái nhận thức bậc 2 bậc 3 nó rất quan trọng. Khi làm một việc gì sai mà giấu thì dần dần qua thời gian nó mất đi cái sự liêm chính nội tâm, nó làm cái điện từ qua thời gian nó cứ âm xuống. Nếu trong gia đình mà tạo điều kiện cho những đứa trẻ có thể tâm sự chia sẻ những sai lầm của mình thì tạo nên những đứa trẻ rất dũng cảm trong tương lai, giúp con có thể sống thật với chính mình, không có để xã hội này ép người đó phải sống không thật mà hoàn toàn có thể dũng cảm đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống.

- Câu chuyện GIẢ BỘ YÊU THƯƠNG ĐỂ ĐƯỢC YÊU THƯƠNG TRỌN ĐỜI: Có một người con dâu ngay trong giây phút đầu chưa được chấp nhận với gia đình giàu có đó, nhưng do người con trai không chịu cưới bất kỳ ai ngoài cô gái đó nên người mẹ chấp nhận. Nhưng qua thời gian về chung sống thì người mẹ thấy khó chịu với hành vi của người con dâu đó. Thì trong một giây phút cái Tánh Ác nó trỗi dậy, người con dâu này mới đi tìm cái người thầy bên Tà đạo, ông đưa thuốc để làm cho mất đi cái lý trí. Thì thuốc mới bỏ vào đồ ăn nên hàng ngày dù bà mẹ có khó chịu đến mấy thì con dâu vẫn nhẹ nhàng nói chuyện để bà ăn. Thì qua thời gian bà mẹ thay đổi tính cách luôn, bà tổ chức họp bàn với họ hàng bàn giao tài sản cho con dâu vì nay thấy đã thay đổi. Thì lúc này người con dâu mới hối hận vì gần đến ngày uống gần hết thuốc mà bà thay đổi thì mới lên núi tìm ông thầy khóc lóc xin cứu mẹ. Mà ông thầy nói là thuốc đã ngấm vào xương tủy rồi không cứu nổi. Cô con dâu mới nói giờ để cứu mẹ thì đổi cái gì cũng đổi tất cả tiền bạc tài sản. Thì lúc này ông thầy mới nói thật thuốc đưa cho cô gái là thuốc bổ, bà mẹ tuổi cao sức khỏe yếu đi nên sinh ra tính tình khó chịu, dùng thuốc bổ sức khỏe đi lên thì tự nhiên tính cách dễ chịu đi.

=> Trong cuộc sống hôn nhân á, có nhiều khi mình cũng Giả Bộ Yêu Thương chút, Quan tâm một chút nhưng mà từ từ nó cũng thành thật, nếu chúng ta thiếu Phước báu thì chúng ta có thể làm điều đó. Nếu ai có Hình ảnh tâm trí rõ nét thì không nói gì nữa, nhưng nếu chưa đủ Phước báu chưa rõ hình thì chúng ta có thể đi theo quy trình của Hành động, giả bộ Yêu thương rồi từ từ nó cũng tạo ra kết quả.

Giả hiểu biết

Nếu con liêm chính với nội tâm thì con đừng có giả hiểu biết. Mà nên nói với bạn là: bạn nói gì tôi không biết, bạn có thể giải thích rõ cho tôi được không? Mình chấp nhận cho bạn chửi mình ngu chút xíu nhưng cuối cùng mình biết thiệt. Còn nếu bây giờ con mà cứ giả hiểu biết vậy suốt cái cùng là cuộc đời mình không ai nói cho mình nghe nhiều hiểu biết nữa. Thà người ta chửi mình  ngu tí. Có đủ dũng khí để người ta nói mình ngu chút xíu để mình biết không? Mình sẽ có hiểu biết thật, dần dần mình lớn mình có nhiều hiểu biết thì ai dám nói mình điên nữa. Hiểu không.

Nhiệm vụ của Thầy là làm cho chúng ta thấu suốt NHÂN SINH => Nên mỗi chúng ta phải tự liêm chính và tự chịu trách nhiệm với bản thân mình trong lộ hình học tập. Vì Thầy cũng ko bắt buộc ai phải gắn kết với Thầy và Thầy cũng không chủ động kết thân với ai. Nếu mến nhau thì gắn kết với nhau suốt phần đời còn lại.

Tự liêm chính với nội tâm của mình và sau đó chủ động chịu trách nhiệm với việc mình làm.

Chúng ta phải tự liêm chính : vì có một số người viện nhiều lý do và tìm cách để mình làm cái này cái kia….

Cũng giống như việc chia tay người yêu thì làm sao nói tốt cho người yêu cũ, phải tìm lý do hợp thức hóa của việc chia tay là do người kia tệ, chứ không phải lý do là ở mình.

Chúng ta phải thừa nhận bản thân mình => Những MASTER phải làm được điều này. Vì Thầy đã bồi dưỡng thì các MASTER phải LIÊM CHÍNH NỘI TÂM VÀ CHỦ ĐỘNG CHỊU TRÁCH NHIỆM VỚI VIỆC MÌNH LÀM.

Vì nếu chúng ta thiếu sự liêm chính thì sau này khi đi chia sẻ sẽ bị gãy. Nếu chúng ta chỉ có TT thì nói TT, có TT và NL thì nói TT và NL còn nếu có VC thì mới nói VC, còn nếu không thì nói rõ là mình chưa có hiện thực và mượn hiện thực của lớp hoặc của người khác.

o   Đối với hôn nhân gia đình, con cái cũng vậy => Phải liêm chính với nhau thì mới đi với nhau cả đời được.

o   Khi sự liêm chính rõ nét rồi – là KNN rồi thì đến thời điểm này tại sao Thầy ko định nghĩa LIÊM CHÍNH là gì ?

>>>  Lý do : Liêm chính này rất rộng nên Thầy để đó, mình nói riết thì nội tâm mình tự đào ra, mà khi đã được đào sâu ra rồi thì dần dần mỗi người sẽ cảm thụ được : cảm thụ được sự liêm chính của nội tâm mình.

>>>  Đối với Master : không viện bất kỳ lý do nào để hợp thức hóa việc của mình. Nếu chưa làm thì nói chưa làm, đừng đưa ra lý do. (Sau này hết sức lưu ý điều này khi chưa hoàn thành bài vở trong lộ trình học tập )

o   Nếu chúng ta không liêm chính mà đi nói thuật ngữ liêm chính => thì trong chúng ta sẽ bị mâu thuẫn và nguồn NL trong chúng ta bị triệt tiêu – NL không tụ được.

-      Cũng giống như người ốm mà ăn hoài không mập vì bản thân họ không thoả hiệp nội tâm/ đối nghịch về ăn uống. Hoặc làm người mập, ăn ít cũng mập là thỏa hiệp với việc mập ( Mong muốn ý thức – Niềm tin bên trong)

-      Ai có thân hình chuẩn, cân bằng => thì nội tâm của họ khá cân bằng

   NẾU HỌC VIÊN LIÊM CHÍNH  = > THÌ SẼ CỨU MẠNG NGƯỜI CHIA SẺ.

Nghĩa là học viên nói : họ mơ hồ, chưa rõ điều này, điều kia => thì chúng ta hỏi lại cụ thể chưa rõ điều gì ? mơ hồ điều gì ?  Khi đó mình sẽ chia sẻ lại….và như vậy chúng ta sẽ điều chỉnh được cách chia sẻ về sau.

Tại sao đến bây giờ Thầy mới chia sẻ rõ 2 thuật ngữ/ 2 KN này : vì để các Master khi đi chia sẻ, trước hết bản thân mình phải LIÊM CHÍNH và CHỊU TRÁCH NHIỆM với việc mình làm thì lúc đó NHẬN THỨC NỘI TÂM lên tầng bậc 2 thì lúc đó mới đủ tư cách dẫn dắt lớp học và học viên mới cảm nhận được và họ cũng sẽ liêm chính và chịu trách nhiệm với bản thân mình.

Thầy vẫn tạo điều kiện để 1 số học viên chưa đủ điều kiện học tập lắm nhưng họ thật sự mong muốn chuyển hóa vào lớp học vì nếu một xóm làng mà ko có ai xấu thì lấy gì để làm thước đo chuẩn, lấy gì để so sánh, lấy gì để đánh giá.

NƯỚC TRONG QUÁ THÌ KHÔNG CÓ CÁ

o   Do vậy trong cộng đồng : chính bản thân mỗi người tự xây dựng cộng đồng – nếu chúng ta nhúng mình vào XD môi trường thì có phải chúng ta sẽ bảo vệ môi trường,bảo vệ cộng đồng. Nếu chúng ta không xây mà chỉ thừa hưởng thì dễ dàng phá đi mà không bảo vệ.

o   chúng ta đã đi qua bao nhiêu cộng đồng và tự thấy rằng có bao nhiêu cộng  đồng đang xây là vì thế hệ sau ? Vậy nếu chúng ta nhận thấy rằng WiT là một cộng đồng vì thế hệ mai sau thì chúng ta có cần chúng tay xây dựng hay không ? 

W LÀ MỘT THỰC THỂ SỐNG – ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG BẰNG SỰ AN VUI – BAO DUNG VÀ TTBO.

o   Muốn xây dựng cộng đồng như vậy phải có nhóm con người LIÊM CHÍNH và LÀM CHỦ như vậy thì mới xây dựng được cộng đồng được.

LIÊM CHÍNH LÀ CŨNG PHẢI CÓ TƯ DUY

  Liêm chính với nội tâm mình =>đầu tiên là nhận dạng được hạn chế nhận thức bản thân/ rào cản này là gì ? sau đó  ko đổ thừa vì này, vì kia, ngay cả việc đổ thừa tổng nghiệp cũng ko được. Sau đó mình định dạng lại và từ từ sẽ làm được.

  Một người thực sự liêm chính thì mới biết được là mượn nguồn lực của ai để bổ trợ cho mình trở thành nhà quảng bá vĩ đại và chuyển hiện thực xuyên không.