TIỂU ĐỀ 106
Tư vấn huấn luyện về Phò suy – Phò thịnh.
* PHÒ SUY:
PHÒ SUY ĐƯỢC HIỂU ĐƠN GIẢN LÀ giúp đỡ, hỗ trợ người khó khăn hơn mình ở 1 khía cạnh nào đó (nội tâm, sức khỏe, mối quan hệ, tài chính). Đa phần là tài chính và sức khỏe.
Người chỉ ở gần người khó khăn, yếu thế, cần mình giúp => Qua thời gian, người này dễ SÂN SI
* PHÒ THỊNH:
PHÒ THỊNH ĐƯỢC HIỂU ĐƠN GIẢN LÀ trợ duyên, cống hiến gánh vác cho người mạnh hơn mình ở một khía cạnh nào đó (nội tâm, sức khỏe, mối quan hệ, tài chính).
Người chỉ ở gần người thuận lợi, người tốt, người quan tâm mình => Qua thời gian, người này dễ NGẠO MẠN
=> Liêm chính nội tâm: Phò suy > Phò thịnh
=> Cần cân bằng
KHUYNH HƯỚNG NỘI TÂM PHÒ THỊNH KHÔNG PHÒ SUY
(Giống cái ao chỉ khơi dòng chảy ra, không nhận vào)
NGƯỜI ĐI PHÒ SUY:
- Xuất phát từ lòng thương người => cả 2 đều tích được phước đức.
- Giúp nhiều lần hoặc giúp nhiều người.
>>> Ngạo mạn nội tâm (mình hơn người)
>>> Áp đặt yêu cầu họ nghe lời
>>> Oán trách >>> mất phước báu của mình + tích ác đức cho người.
- Khuynh hướng nội tâm là thấy người mạnh rồi không cần giúp nữa >>> Tìm lý do không ở gần họ.
- Khi giúp người yếu mạnh lên:
(1) Cảm thấy không có vai trò nữa >>> Rời đi
(2) Bực bội, khó chịu, tìm lỗi ở người >>> Rời đi, tìm người yếu hơn phò tiếp.
- Ngại nhờ người khác giúp đỡ khi mình khó khăn. Luôn muốn tự mình làm hết mọi việc. Sĩ thân rằng mình hơn người >>> Oán trách bực bội sao họ không chủ động giúp đỡ mình, cuộc sống gặp khó khăn vì thu hút người yếu mà không biết mượn sức người.
DẦN DẦN XUẤT HIỆN CẢ 4 VẤN NẠN: NỘI TÂM - MQH - SỨC KHỎE - TÀI CHÍNH
KHUYNH HƯỚNG NỘI TÂM PHÒ THỊNH KHÔNG PHÒ SUY
NGƯỜI ĐI PHÒ THỊNH:
Tạo được giá trị thông qua việc hỗ trợ người thịnh trao giá trị >>> Tích phước báu.
Tìm kiếm, thu hút những người mạnh hơn >>> cuộc sống có thể tốt lên nhưng KHÔNG BỀN VỮNG vì dễ dính bẫy nội tâm sau:
- Có tánh phân biệt đối xử, người nào mạnh mới giúp, người nào yếu thì không >>> ngạo mạn nội tâm >>> mất phước báu + tích ác đức vì làm nhiều người ghét mình.
- Đối với người trên, khi đi theo phò tá thường sẽ nhận được lợi ích nào đó.
- Khi lợi ích dần tăng lên, dễ sinh ra tính nịnh nọt, bợ đỡ, hạ thấp bản thân nhằm mục đích kiếm được lợi ích nhiều hơn.
>>> Oán trách nếu như lợi ích không được như mong muốn >>> mất phước báu.
Nhìn mặt mà bắt hình dong >>> bỏ lỡ cơ hội tiếp cận thêm các mối quan hệ đằng sau con người yếu thế hơn.
CÂN BẰNG PHÒ SUY - PHÒ THỊNH:
Trường hợp cấp bách: Cần thiết phải đáp ứng nhu cầu sinh tồn của họ: cho đồ ăn, cho tiền).
Tâm niệm: THI ÂN BẤT CẦU BÁO thì không bị dính mắc.
Còn sau đó nếu thuận duyên cho họ thêm năng lực, quan niệm.
Cho tiền là hạ sách (nhưng không dính bẫy nội tâm là cho tiền là không tốt)
Cho năng lực là trung sách
Cho quan niệm là thượng sách
Trường hợp thông thường khi họ nhờ mình giúp đỡ:
1. Tìm điểm mạnh của họ để nhờ họ trợ lực lại cho mình ở điểm đó. Tạo điều kiện cho họ giúp đỡ mình (không mong cầu họ phải giúp đỡ).
Chia sẻ hiện thực
>>> Họ thấy bản thân có giá trị
>>> Phát huy năng lực hoặc hiển lộ năng lực tiềm ẩn.
>>> CHO ĐI MẠNH MẼ - ĐÓN NHẬN CỪ KHÔI
2. Tạo giá trị cho cộng đồng (nhận từ mình rồi cho đi)
TÂM NIỆM:
MÌNH GIÚP NGƯỜI ĐỂ NGƯỜI GIÚP MÌNH
Hay
TRỢ LỰC CHO NGƯỜI ĐỂ CÓ THỂ MƯỢN SỨC NGƯỜI ĐỂ HỖ TRỢ MÌNH.
Một tay mình giơ ra trợ cho người, một tay mình giơ ra nhờ người giúp.
>>> Bản thân mình đứng giữa đều giúp người ta hết nên phước báu mình vẫn tích tạo tốt, người ta vẫn tích tạo được phước báu.
>>> Mình trở thành cỗ máy công đức phước đức cho người.
Chỉ nhất tâm vì sự chuyển hóa của con người
Giúp con người hướng tới 7 sự giàu toàn diện
Hướng tới Tứ trọng ân (Bản thân - gia đình - tổ chức - xã hội)
Không chấp vào phò thịnh hay phò suy, nhìn ai cũng thấy họ thịnh hơn, tự mình đổi được cái Biết, đổi tâm thái, không còn ngạo mạn mà có tâm thái trân trọng biết ơn con người đến với mình.
Giúp cho họ để họ giúp cho xã hội.
Phò suy là mình thấy người nào yếu thế là mình giúp. Tại sao ai yếu thế mình mới giúp? Còn những người nào mạnh mạnh thì mình bảo thôi hoặc khi giúp họ tới khi mạnh mạnh thì mình bực bội, họ lớn lên họ vô ơn, vô nghĩa, vô này vô kia thì tìm mọi cách bye bye, sau đó tìm người yếu thế giúp tiếp. Thì những người đó rất ngạo mạn.
Bởi vì sao, làm việc với những người yếu thế hơn mình thì mình cảm thấy mình giống như đang ban phát á. Thì những người phò suy là chuyên như vậy.
Nếu không ngạo mạn thì chị đã cân bằng giữa phò suy và phò thịnh.
Chị thấy người ta làm điều tốt đẹp chị có trợ duyên không? Chị ủng hộ không, chị thấy thích không?
Sau khi tìm hiểu sâu về những người phò suy thì mới phát hiện ra là những người yếu thế thì họ giúp đỡ, họ thích lắm, còn những người nào làm tốt thì họ nói trời ơi làm dị thì tốt cái gì, vài bữa cũng banh hết trơn thôi…
Cái giúp phò suy vượt trội lên, khi người ta vượt trội lên họ tìm lý do họ bỏ đi, sau đó họ đi tìm người yếu để giúp tiếp, cứ như vậy chỗ nào yếu thì đến thì thực chất người đó rất ngạo mạn nội tâm.
Còn người phò thình thì tối ngày tìm người thịnh phò, thấy người suy thì bái bai. Nghèo đúng không, không có cửa ngồi nói chuyện với tôi. Khó khăn đi tìm chỗ khác đi, thì người đó chuyên phò thịnh.
Làm sao để chúng ta cân bằng được phò suy phò thịnh thì nó sẽ ok.
Mình phò thịnh phò suy vô chính 1 con người luôn, sau này chị giúp đỡ ai là chị giúp họ để họ giúp mình, thì thời điểm đó chị phò suy phò thịnh chính con người đó.
Vd he, người ta lại nhà nhờ vả chị, sau đó chị giúp người ta, sau đó nhờ người đó đi giúp người khác. Thì lúc đó chị vừa phò suy vừa phò thịnh luôn chính con người đó.
Giống như cô Minh ở đây bám sát môi trường của chúng ta thì cô nhờ Toàn nhờ thầy Vũ giúp đỡ về sức khỏe, sau đó xong T nhờ cô trợ duyên cho cộng đồng, thì cuối cùng á T vừa trợ cho cổ, xong T lại nhờ cô trợ lại giúp sức cho cộng đồng, thì cuối cùng là mình phò thịnh phò suy trên chính một con người nên là nhờ mình để giúp người, hoặc giúp đỡ con người để giúp mình thì sẽ cân bằng được phò suy phò thịnh.
Nhờ mình để giúp người, mình thấy người đó rất là thịnh, nên là họ có tính chất là phò suy, thì họ đang đứng trên thì mình nhờ họ giúp mình, sau đó mình giúp. Để làm chi? Lúc đó họ mới cần mình giúp. Những con người nào mà phò suy thì đừng bao giờ giúp họ, họ không chịu đâu. Họ nói không cứ làm đi.
Còn mình nhờ họ giúp, mình nói mình cần thật sự họ thì họ trợ duyên cho chúng ta, sau đó mình mới giúp họ, thì có nghĩa là mình giúp cho họ cân bằng phò suy phò thịnh.
Còn người mà họ nhờ mình giúp, thì mình giúp người nhưng mà nhờ người giúp lại.
Hiểu không? Hiểu ý này không.
Tùy theo con người, em đang hướng dẫn cho chị cái cách.
Giống như là vậy nè,
Vd chị có tính phò suy, mà em muốn giúp chị, thì trước đó em phải làm gì, em phải nhờ chị giúp em cái đi. Sau khi chị giúp em xong, em tiếp cận chị, sau em có cơ hội giúp lại chị, thì cuối cùng em cân bằng phò suy phò thịnh.
Nhưng em là người cuộc sống kém, em nhờ vả chị, sau đó bắt đầu là chị giúp em, nhưng chị giúp em riết nhỡ em mất phước thì sao? Nên chị mới nói T, giờ chị cần em hỗ trợ chị cái này. Thì trong quá trình giúp đỡ em, cần em giúp đỡ lại, thì cuối cùng chị mới giúp em tích lũy phước đức, công đức, thì từ đó trở đi em mới thay đổi cuộc đời. Chứ nếu không dị thì em nghèo riết luôn hả.
Nên là người nghèo mà các ac cho tiền cho suốt, cho riết họ mất phước.
Nên giúp người rồi nhờ họ giúp mình thì người ta mới giữ được phước báu của người ta. Chứ giúp người ta hoài, mình có phước, còn người ta nghèo muốn chết. Nên là người nghèo càng nghèo hơn, là bởi vì có rất là nhiều người thiện tâm lớn quá, nhưng giúp riết tạo thành thói quen, họ chờ đợi để nhận, nhận riết họ càng nghèo, có ai xóa được nghèo đâu.
Chị giúp đỡ, ok. Nhưng phải tìm mọi cách để người đó cho đi. Thì thời điểm đó chị mới giúp người ta thật sự.
Còn chị giúp người ta là đang hại người ta, nếu mà chị không cho họ cho đi.
Khó quá thì mình phải giúp để họ vượt qua hoạn nạn. Nhưng mà hết hoạn nạn rồi thì phải cho họ tích phước báu.
Nếu không thôi thì họ nhận hoài luôn, riết rồi họ từ từ cuộc sống siêu kém.
Mà phải biết cách chăm sóc cho con, nhưng phải nhờ con giúp lại mình thì đứa trẻ đó mới tích phước báu. Nếu không thôi thì càng thương con, giúp cho con, cho con cuộc sống tốt đẹp thì đứa trẻ càng ngày càng mất phước.
Giống như thầy giáo Sơn, nói với T là gì, em muốn kết hợp với thầy, em muốn làm trợ lý cho thầy, em muốn lên HCM làm trợ lý cho thầy.
Ok T nhận, giúp đỡ, qua thời gian thì T nói, thầy giáo Sơn giúp đỡ T gánh vác môn thay gân đổi cốt, có cam kết 5h mấy thức dậy 3 năm liên tục không? Cam kết được thì đồng hành, giúp đỡ cho T làm điều đó.
Và thầy giáo Sơn cam kết với T tới thời điểm này cũng gần được 1 năm rồi. Liên tục như vậy 3 năm thì tạo giá trị xh, cuộc sống của thầy giáo thay đổi toàn diện. Ngày xưa 2 vợ chồng sống xa nhau tính bỏ nhau, giờ tụ về, xong 2 vc có con sống rất là hp là do đâu? Là do có giá trị cho đi nên phước báu nó có, còn nếu mình ham giúp người ta, riết người ta có cuộc sống tệ lắm.
Mà mình sướng, mình càng ngày càng giàu nhưng người ta càng tệ.
Thì đó là cách mà mình giúp người.
Tất cả những người mà cộng tác với em, nhờ em giúp đỡ, thì em đều nhờ tạo giá trị cho cộng đồng.
Cô Quế Minh cũng vậy giờ đã thay đổi cuộc sống nhờ quá trình vận hành đó. Sức khỏe đã thay đổi rất nhiều. Sức khỏe của cô có vấn đề, T nhờ cô khích lệ mọi người thi Iron Man, nhiều người thi tốt, sức khỏe của cô cũng từ từ tốt lên.
Cô Triều giúp cho nhiều người đẹp lên, phụ trách khâu làm đẹp, có phước báu, dù cô nhờ T giúp đỡ, T lại nhờ cô trợ duyên cho nhiều người.
Thì quá trình đó phò thịnh phò suy cân bằng trong 1 người thì mình mới thay đổi được.
Nên là ai mà mình ham giúp quá mà không tạo điều kiện cho đi á là mình càng hại họ thêm chứ làm gì được đâu.
Suy nghĩ cái cách để họ cho đi điều gì đó lại, thì chị làm được cái đó thì ngon.
Câu chuyện:
Có ông ăn xin,
Có ông đi câu cá, thương ông ăn xin cho ông ăn xin hết chỗ cá luôn.
Người bạn thứ nhất nói: phải cho cần câu chứ, cho cá mãi sao được.
Hôm sau ông đi câu cho người ăn xin cả cần câu cả cá luôn.
Người bạn thứ 2 nói: phải hướng dẫn cho chọ cách câu chứ. Khi nào câu được thì mới bỏ nghề ăn xin được chớ.
Ngày hôm sau ông này làm y như vậy, bày cho ông ăn xin câu cá. Người ăn xin câu được quá trời cá, vui lắm.
Mấy ông bạn rất vui vì đã làm được việc tốt.
Có người thông thái đi ngang qua và cười và nói, ông đó đó ngày mãi vẫn còn là ăn xin đó.
Ngày hôm sau quả thật vẫn thấy người kia đi làm ăn xin.
Mọi người mới hỏi người thông thái là sao ông lại biết như vậy.
Ông thông thái nói.
Cho người tiền là hạ sách.
Cho người năng lực là trung sách.
Cho người quan niệm là thượng sách.
Không thay đổi được quan niệm của con người mà bây giờ cho họ tiền đúng không?
Cho 3 triệu thì họ mua chiếc xe đạp đi ăn xin.
Cho 30 triệu thì họ mua chiếc xe máy đi ăn xin
Cho 300tr – 500tr họ mua ô tô đi ăn xin.
Nên là á, quan niệm của con người chuyển dịch thì người ta mới bắt đầu đổi.
Còn nếu không thôi cuộc sống của họ mãi mãi như vậy.
Cứ cho thì cho biết bao nhiêu cho đủ.
Giữa cái sống và cái chết, chị giúp thì em ủng hộ,
Còn chị phải lên chương trình lâu dài để thay đổi quan niệm cho người ta thì chị mới có thể đúng cái bài chị đi, còn nếu không thôi, cuộc sống của chị ngày càng tốt, nhưng mà người chưa chắc đã có kết quả.
Nhưng mà tưởng rằng có phước trong giai đoạn đầu, sau này người ta nghèo khổ hơn do chị thì có phải là chị mất phước báu không?