CHỦ ĐỀ 2
4 NGUYÊN LÝ:
ÁNH SÁNG
KÍCH HOẠT NÃO
HỎI - NGHI - NGỘ - HIỂU - CHUYỂN HÓA
VÒNG TRI THỨC
nguyên lý ánh sáng
1. MỤC TIÊU
Giúp học viên nhận thức được về việc đưa ánh sáng vào cuộc sống, không nỗ lực giải quyết các vấn nạn.
Hiểu được mối quan hệ giữa 4 vấn nạn trong cuộc sống.
Giúp học viên hiểu được khi bắt đầu khởi sự thì nên bắt đầu từ nội tâm.
Giúp học viên hiểu được đưa 7 sự giàu toàn diện vào thì 4 vấn nạn cuộc sống tự giảm thiểu.
Giúp học viên hiểu được vật chất và phi vật chất, vật chất hóa phi vật chất, phi vật chất hóa vật chất.
2. CÁCH ĐỂ CĂN PHÒNG SÁNG
Vẽ một cái ô vuông, đại diện đây là một căn phòng tối. Chúng ta kỳ vọng và mong muốn phòng này sáng lên để có thể nhìn được hết những gì trong đó.
Có 2 cách để căn phòng sáng:
+ Một là nỗ lực lấy hết bóng tối ra ngoài
+ Hai là đưa ánh sáng vào
Hỏi: Nỗ lực lấy bóng tối ra hay là chúng ta đưa ánh sáng vào?
=> Đưa ánh sáng vào.
Nhưng mà trong cuộc sống chúng ta lại tư duy khác.
3. KHỞI SỰ BẮT ĐẦU TỪ NỀN MÓNG NỘI TÂM
- Vẽ một ngôi nhà.
-Vấn nạn (bóng tối) cuộc sống con người có rất nhiều, nhưng đơn giản hóa vấn nạn của con người chỉ có 4 vấn nạn chính, đó là vấn nạn về nội tâm, sức khỏe, mối quan hệ và tài chính.
- Nội tâm ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội, mối quan hệ xã hội có liên quan đến nội tâm. Nội tâm có liên quan tới sức khỏe, sức khỏe có ảnh hưởng đến nội tâm. Nội tâm ảnh hưởng đến tài chính và tài chính cũng ảnh hưởng tới nội tâm.
- Sức khỏe con người có ảnh hưởng đến tài chính, tài chính cũng ảnh hưởng tới sức khỏe. Sức khỏe ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội và ngược lại.
- Mối quan hệ xã hội của con người rất là ảnh hưởng đến tài chính và tài chính cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội.
* Mạng nhện này nó đan xen với nhau, 4 yếu tố này làm cho con người chúng ta không thoát được cái này và bóng tối nó cứ tràn ngập suốt cuộc đời của một người.
4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA 4 VẤN NẠN:
- Nội tâm nằm ở nền tảng bên dưới, hai trụ cột là sức khỏe và mối quan hệ, ở trên là tài chính.
- Nhưng đa phần con người của chúng ta bắt đầu khởi sự cái gì cũng bắt nguồn từ đi kiếm tiền, vậy thì chúng ta đã xây nhà trên nóc.
- Nền tảng ở bên dưới của chúng ta chính là nội tâm của con người, làm bất kỳ cái gì cũng phải là nội tâm quyết định, vì nó quan trọng bên trong chúng ta.
- Nếu ai làm tốt được vấn đề nội tâm thì sẽ làm tốt được sức khỏe, làm tốt được mối quan hệ và vấn đề tài chính cũng đơn giản để xử lý.
5. ỨNG DỤNG N.LÝ A.SÁNG ĐƯA 7 SỰ GIÀU TOÀN DIỆN VÀO CĂN NHÀ ĐỂ GIẢI QUYẾT 4 VẤN NẠN
- Vẽ một cái căn nhà to hơn, vẫn ghi nội tâm bên dưới, sức khỏe, mối quan hệ 2 bên, tài chính ở trên. Chính giữa là hình lục giác, nền bên dưới chính giữa là trí tuệ, bên trái phía dưới là tâm thái, bên phải phía dưới là nhân cách, ngay chữ lục giác là phẩm chất, năng lực ở bên trái phía trên, bên phải phía trên là thể chất, giữa trên nhất là vật chất.
- Vấn nạn về nội tâm, sức khỏe, mối quan hệ và tài chính luôn xảy ra, có sự đan xen và nó có sự kết nối với nhau rất mạnh mẽ.
6. BẢY SỰ GIÀU TOÀN DIỆN
- Để giải quyết vấn đề thì chúng ta đã cố gắng lấy bóng tối, nhờ các cao nhân chỉ điểm chỉ cần làm giàu trí tuệ, tâm thái, nhân cách, phẩm chất, năng lực, thể chất, làm vật chất, thì giống như chúng ta để vào ngôi nhà 7 ngọn đèn là 7 sự giàu toàn diện nó sẽ cùng soi sáng cho nhau. Vì một cây có sáng cỡ nào đi nữa thì chân đèn cũng có bóng tối, 7 ngọn đèn này cùng một lúc chúng ta làm giàu thì nó sẽ soi qua lại cho nhau và thắp sáng toàn bộ ngôi nhà này, từ đó trở đi chúng ta sẽ hạn chế tối đa những vấn nạn phát sinh ở nội tâm, sức khỏe, mối quan hệ và tài chính => nguyên lý ánh sáng khi chúng ta ứng dụng sẽ làm chủ cuộc đời.
- Không bao giờ vấn nạn của con người có thể biến mất bởi vì bóng tối luôn luôn tồn tại. Nhưng khi một con người có trí tuệ, tâm thái, nhân cách, phẩm chất, năng lực, thể chất và vật chất càng ngày càng đủ đầy lên và giàu có lên thì khi đó vấn nạn của cuộc đời sẽ tự giảm xuống.
7. VẬT CHẤT VÀ PHI VẬT CHẤT
Phi vật chất: Trí tuệ, tâm thái, nhân cách, phẩm chất.
Vật chất: năng lực, thể chất, vật chất
7.1. Phi vật chất hóa tất cả những gì vật chất:
- Ví dụ: Một người sở hữu một túi xách của một hãng nổi tiếng nào đó mà phiên bản của nó rất giới hạn, chỉ có một ít người trên thế giới có thể sở hữu nó và được thiết kế bởi nhà thiết kế gì đó, như thế nào đó …vân vân thì giá của sản phẩm rất cao. Bởi vì nếu tính về vật chất thì nó cũng như tất cả các túi khác nhưng mà về yếu tố phi vật chất mà người ta thổi vào sản phẩm đó nên làm cho sản phẩm đó cao giá.
- Vậy thì chúng ta đã thổi yếu tố phi vật chất vào vật chất hay còn gọi là phi vật chất hóa vật chất. Khi mà chúng ta phi vật chất hóa cái vật chất thì nó sẽ tạo nên giá trị của vật chất ngày càng tăng cao hơn và nó còn tồn tại lâu hơn.
- Phi vật chất hóa sự giàu có của mình thông qua trí tuệ, tâm thái, nhân cách, phẩm chất thì giàu có này sẽ bền.
- Nếu một người nào chỉ tập chung vào sự giàu có vật chất đơn thuần thôi thì sự giàu có nó không bền vững bởi vì thiếu yếu tố phi vật chất để trợ duyên, có nghĩa là chúng ta đưa phi vật chất vào vật chất hay còn gọi là phi vật chất hóa vật chất.
7.2. Vật chất hóa phi vật chất:
- Hiện nay thì chúng ta đa phần tập trung vào phi vật chất hóa vật chất.
- Nhưng còn một loại cần làm nữa đó là chúng ta cần vật chất hóa phi vật chất để đời sống tinh thần của chúng ta mới có thể cải tạo được.
- Hạnh phúc, an vui, bao dung, trân trọng biết ơn, yêu thương…. là vật chất hay phi vật chất? - Phi vật chất!
- Quá nhiều điều phi vật chất hiện nay chúng ta muốn hướng đến. Nó đang tồn tại nhưng chúng ta khó có những yếu tố này.
- Con người chúng ta khó đạt được nó là bởi vì chúng ta không cảm thụ được nó, không có sờ nắn được nó, không có nắm được nó bởi vì nó là yếu tố phi vật chất.
- Bây giờ chúng ta vật chất hóa nó để chúng ta cảm thụ được nó, chúng ta cân đo đong đếm được nó, chúng ta sờ nắn được nó, chúng ta nắm bắt được nó thì chúng ta vật chất hóa được phi vật chất và chuyển giao cho người khác.
8. KẾT LUẬN:
- Chúng ta đang mượn nguyên lý ánh sáng để hiểu được bóng tối - ánh sáng và mượn cái hiểu biết về nội tâm, sức khỏe, mối quan hệ và tài chính, ngôi nhà wit home để chúng ta lấy ví dụ về nguyên lý ánh sáng - bóng tối.
- Không giải quyết vấn đề, tại vì giải quyết vấn đề thì đang lấy bóng tối ra khỏi căn phòng tối. Chúng ta sẽ đưa ánh sáng vào có thể những vấn nạn của tự tan biến mà không cần giải quyết bởi vì không cần lấy bóng tối ra, ánh sáng có thì nó sẽ tự tan biến.
NGUYÊN LÝ KÍCH HOẠT NÃO: BÀI HỌC - TÂM ĐẮC - NGỘ RA
1. MỤC TIÊU
- Giúp học viên kích hoạt não mở nhân sinh quan, thấu suốt nhân sinh quan, xóa được rào cản thứ 6 là thiếu tầm nhìn tương lai.
- Công cụ hỗ trợ tích tạo công đức, phước đức
-Giúp gọi tổng nghiệp
2. BÀI HỌC - TÂM ĐẮC - NGỘ RA
Bài học: đại diện cho những gì mới mà hôm nay ta mới được học.
Tâm đắc: đại diện cho những gì mà ta có thể ứng dụng vào trong cuộc sống hiện tại và tương tai.
Ngộ ra: Đại diện cho những gì mà ta trăn trở bấy lâu nay bây giờ mới ngộ ra.
- Mô thức Nội tâm: Các nhà khoa học đã chứng minh có 3 tầng não là nào bò sát, não động vật có vú và não người. Trong cuộc sống nếu chúng ta thiên về sử dụng não bò sát thì thường lo sợ và nhìn thấy những rủi ro trong cuộc sống, nếu chúng ta thiên về sử dụng não động vật có vú, thiên về tình yêu thương tuy nhiên đôi lúc vì quá yêu thương mà sinh ra bạo lực muốn kiểm soát và muốn người khác thay đổi, não người là não của tương lai giúp chúng ta nhìn thấy cơ hội trong nguy cơ, giúp ta thấu suốt nhân sinh và xóa bỏ rào cản số 6.
=> Vì vậy trong cuộc sống chúng ta cần linh hoạt sử dụng các tầng não cho phù hợp và nên thiên về kích hoạt não người để chúng ta luôn nhìn thấy những “ánh sáng” trong cuộc sống, cuộc sống luôn là những cơ hội và niềm hi vọng.
Não bò sát: Bò sát là một loài rất là mẫn cảm với môi trường, nó sẻ và dè chừng với những thứ xung quanh, nó cảm nhận được nguy hiểm. nó dùng sự sợ hãi để tạo nên sức mạnh cho nó. Nếu con người có tầng não này thì họ khá mẫn cảm mới môi trường xung quanh ví dụ như khi đi ra đường cẩn thận coi chừng xe cộ nha. Thấy đứa trẻ cầm con dao trên tay là đã thấy nguy hiểm, hằng ngày lo lắng sợ cái này cái kia. Đây là tầng não giúp con người sinh tồn mẫn cảm với những điều nguy hiểm trong cuộc sống. Nếu ai thiên về sử dụng tầng não này sẻ thấy nhiều nguy cơ thay vì cơ hội. Hằng ngày trong cuộc sống thì thì sự lo lắng lo sợ diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên sự sợ hải cũng làm cho con người tang trưởng sức mạnh.
Não động vật có vú: thì thiên về tình yêu thương
Não người: Hướng về tương lai mà hành động
Ví dụ: đứa trẻ cầm cái dao người có não bò sát sẻ nói coi chừng nguy hiểm, người có não động vật có vú con à cẩn thận nha con, người não người con bỏ vật đó đi xuống cho nó an toàn.
-3 người khác nhau với tầng não gì sẻ nhìn thấy sự vật sự việc khác nhau.
-Đứng trước một vấn đề một cơ hội thì người có não bò sát họ sẻ phân tích nguy cơ, rủi ro. Người có tầng não người họ sẻ nhìn thấy tương lai của ngành nghề đó.
Ý nghĩa của lộ trình: BTC tạo lập bối cảnh để học viên tự rút ra bài học tâm đắc ngộ ra sau mỗi buổi học và ứng dụng nguyên lí này vào trong cuộc sống có bài học tâm đắc ngộ ra hằng giờ, hằng ngày, hằng tháng, hằng năm.
Tâm thái học tập: Thoải mái Nội tâm, học ngủ cũng được, ăn cũng được, không nhất thiết mở cam. Học và có sự hiện diện giao lưu thì tốt nhưng học ngủ cũng chuyển hóa. Đơn giản, vui vẻ, tin tưởng, nghe lời và làm theo.
- Câu chuyện ăn trộm bị rượt bay qua đường mương: Thông điệp là vì sợ hải (não bò sát) mà sức mạnh gia tang và làm được những việc phi thường như ăn trộm bị rượt có thể bay qua đường mướng rất rộng.
- Câu chuyện báo cháy ở bệnh viện phụ sản: Thông điệp là vì yêu thươnhg (não động vật có vú) mà sức mạnh gia tăng và làm được những việc phi thường như những bà mẹ vừa mới sinh con có thể ẳm con chạy từ những tầng cao bằng đường cầu thang để thoát hiểm ra ngoài.
NGUYÊN LÝ: HỎI-NGHI-NGỘ-HIỂU-CHUYỂN HÓA
1. MỤC TIÊU
- Giúp học viên chuyển hóa.
- Giúp mình hiểu người, hiểu mình
2. TRỌNG ĐIỂM
Hỏi - Nghi - Ngộ - Hiểu - Chuyển hóa:
Trọng điểm chuyển hóa cuộc đời của một con người nó chính là nằm ở cái ngộ. Cuộc đời con người ngắn dài không quan trọng quan trọng khi nào mình ngộ ra.
Mô thức Nội tâm:
Cách đặt câu hỏi rất quan trọng sẻ quyết định cái nghi cái ngộ của chúng ta, người nào khi mới bắt đầu một lĩnh vực nào đó mà cái hiểu cái ngộ nhiều hơn những người khác thì sự chuyển hóa ngon hơn. Các chuyên gia đã giúp đỡ cho chúng ta có 2 loại nghi vấn là tích cực (thuận chiều mong muốn) và tiêu cực (ngược chiều mong muốn), hướng dẫn học viên cách đặt nghi vấn thuận chiều mong muốn. Đại nghi thì đại ngộ, tiểu nghi thì tiểu ngộ. Đặt câu hỏi với nghi vấn tích cực sẻ cho ra cái ngộ tích cực và cái ngộ tích cực sẻ cho ra chuyển hóa tích cực.
Ý nghĩa của lộ trình: Hiểu được nguyên lý và ứng dụng vào trong cuộc sống, giúp làm siêng làm rõ điều mình mong muốn từ đó sở hữu được cả vật chất và phi vật chất.
Tâm thái học tập: Thoải mái Nội tâm, học ngủ cũng được, ăn cũng được, không nhất thiết mở cam. Học và có sự hiện diện giao lưu thì tốt nhưng học ngủ cũng chuyển hóa. Đơn giản, vui vẻ, tin tưởng, nghe lời và làm theo.
Giao lưu ví dụ về nghi vấn tích cực và tiêu cực: Giúp học viên hiểu được thế nào là nghi vấn tích cực và tiêu cực.
Bài tập đặt nghi vấn: Cho học viên tự đặt những câu hỏi nghi vấn sao đó giao lưu và giúp học viên biết cách đặt nghi vấn tích cực thuận chiều mong muốn.
Việc đặt câu hỏi sẻ tao nên nghi vấn trong đầu chúng ta, trong cuộc sống phân chia rất nhiều loại nghi vấn khác nhau nhưng các chuyên gia đã giúp đỡ cho chúng ta nó có 2 loại nghi vấn cơ bản mà chúng ta có thể hình dung được đó là:
Nghi vấn theo chiều hướng tích cực và nghi vấn theo chiều hướng tiêu cực. Và câu hỏi cũng vậy, câu hỏi theo chiều hướng tích cực và câu hỏi theo chiều hướng tiêu cực.
-Xây dựng tình huống có người yêu và có người mang đến thông tin là người yêu phản bội mình để đưa ra định nghĩa tích cực và tiêu cực.
+Tích cực là thuận theo chiều mong muốn
+Tiêu cực là ngược chiều mong muốn
-Đưa tình huống giao lưu với học viên để học viên thấu suốt hơn về Tích cực và tiêu cực.
-Cho học viên tự đặt nghi vấn rồi trợ duyên xem đó là nghi vấn tích cực hay tiêu cực, và giúp làm rõ nghi vấn của học viên.
3. MẬT MÃ 4-5-2:
4 nguyên lý, 5 (Hỏi-Nghi-Ngộ-Hiểu-Chuyển hóa), 2 (tích cực, tiêu cực).
NGUYÊN LÝ VÒNG TRI THỨC
1. MỤC TIÊU
- Giúp nhận thức con người đổi, không tự ti cũng không tự cao.
- Giúp đỡ cho những người khác hiểu nội dung mình nói chuyện.
- Kiến tạo nâng nhận thức cho con người (Lấy toàn bộ cái biết của người cho người ta biết mở rộng vòng tri thức của họ)
- Biến tất cả những gì được gọi là mơ hồ thành hữu hình.
- Ứng dụng nguyên lý này càng nhiều thì càng thấu hiểu, thì càng thay đổi cuộc đời và nó sẽ trở nên hấp thu vô hạn tri thức.
- Với thái độ khiêm tốn và cầu thị lấy cái biết của người qua thời gian tri thức chúng ta sẽ mở rộng vì chúng ta sẽ biết lắng nghe.
2. BỐN VÒNG TRÒN THỨ NHẤT (mình):
Biết - Biết Chỉ biết những gì mình đang biết.
Biết - Quên: Những gì mình quên nhiều hơn những gì mình biết. Hiểu biết này nó rộng hơn những gì mình biết.
Mình biết là mình không biết.
Ví dụ: Ai ở đây không biết là mình không biết lái máy bay? Ai ở đây biết là mình không biết lái xe tăng? Ai ở đây biết là mình không biết a nhảy dù?
Vậy thì cái hiểu biết ở cái mình không biết nhiều hơn nữa, nên người ta nói mình còn nhiều điều không biết lắm!
Không biết - không biết. Loại tri thức này rộng mênh mông.
2. BỐN VÒNG TRÒN THỨ 2 (người):
Biết - biết: Người khác họ cũng biết những gì họ biết.
Biết - quên: Có những cái họ biết mà họ quên.
Biết - không biết: Có những cái họ biết là họ không biết.
Không biết - không biết: Có những cái họ cũng không biết họ không biết.
=> Nên mình và người có thể được định nghĩa là chung một loại hiểu biết giống nhau.
Đó là tôi biết những gì tôi biết. Anh biết những gì anh biết. Có những cái tôi biết nhưng anh quên. Có những cái tôi biết nhưng tôi quên, anh cũng biết và anh quên. Có những cái tôi biết là tôi không biết, anh cũng biết là không biết và có những cái không biết không biết.
Chung quy lại về hiểu biết thì con người chúng ta giống nhau về hiểu biết.
Ví dụ: Lấy ví dụ để chứng minh người lớn và trẻ con có cùng hiểu biết.
Đó là có những cái người lớn biết, biết là mình biết thì trẻ con cũng có những cái bạn biết. Có những cái trẻ con biết mà người lớn không biết.
=> Giúp tự tin về hiểu biết của mình hơn và không tự ti.
Nhìn hình tướng thì mình nghĩ là người lớn có thể có những hiểu biết nhiều hơn trẻ con nhưng mà có những cái trẻ con biết nhiều khi mình cũng nằm trong cái là mình không biết hoặc là không biết - không biết.
Câu chuyện tiến sĩ và ông lái đò:
=> Nghe câu chuyện cho thấy sự ngạo mạn nội tâm của một người nghĩ rằng là mình có hiểu biết hơn người nhưng dù tiến sĩ hay nông dân đều có cái biết mà họ biết.
- Khi nghiên cứu về vòng tri thức thì tất cả những con người của chúng ta nói chung thì có chung những hiểu biết. Chúng ta để đừng cho tự cao hay tự ti trong cuộc sống thì chúng ta hoàn toàn có thể kết luận một điều đó là chúng ta chỉ biết được những gì chúng ta biết.
Chung quy lại theo vòng tri thức này thì chúng ta có thể định nghĩa đơn giản nhìn chung về trình độ hiểu biết, độ hiểu biết của con người nói chung là chúng ta đều như nhau. Về hiểu biết người lớn cũng như trẻ con, một người nông dân thì giống ông tiến sĩ. Chỉ có thể biết những gì mình biết thôi.
Câu chuyện thứ hai: Ếch ngồi đáy giếng.
=> Có nhiều người tưởng rằng là mình có rất là nhiều hiểu biết trong cuộc sống nên họ chấp vào đó mà không mở rộng bất kỳ cái biết gì nữa. Qua thời gian tới khi biến cố cuộc sống xảy ra thì cắt đứt đi năng lực của mình, tự nhiên giống như con ếch mà cấm nhảy vậy đó, mình sẽ không còn biết làm gì nữa.
Nên là làm một nghề, nghỉ làm nghề đó chúng ta làm gì?
Tranh thủ thời gian mà chúng ta còn làm bất kỳ nghề gì hay là chuyển ra trong cuộc sống thì mở rộng năng lực học tập để mở rộng hiểu biết bởi vì còn rất là nhiều cái tri thức nằm ở vòng không biết không biết lắm. Nếu mở rộng trước như vậy thì chúng ta sẽ đỡ bị hụt hẩng trong tương lai, biến cố cuộc sống xảy ra chúng ta còn có thể bước đi được.
Nên người ta có câu: “Cuộc sống khi không có nguy cơ chính là nguy cơ lớn nhất. Bằng lòng với thực tại là cạm bẫy lớn nhất!”
3. NÓI CHUYỆN VỚI 1 NGƯỜI:
- Chỉ có thể lấy cái biết của mình ra để nói cho người ta nghe thôi.
Lý giải: Đánh số vòng 1, 2, 3, 4
Chúng ta bắt đầu nói chuyện với một ai đó từ vòng một. Tại sao chúng ta dùng vòng 1 mà không dùng vòng 2 hay vòng 3 hay vòng 4?
Vì biết mà quên thì lấy gì để nói. Mà mình biết là không biết nó thì có biết cái gì đâu mà nói. Mà không biết - không biết thì càng có gì đâu để nói. Cho nên chỉ có thể lấy cái biết của mình ra để nói thôi.
Vậy thì khi mình chỉ có thể lấy cái biết của mình nói cho ta nghe thôi thì chúng ta bắt nguồn từ cái biết của mình.
Khi lấy cái biết của mình ra để nói thì có khả năng:
- Một là có khả năng chạm tới vòng không biết - không biết của người ta.
- Hai là có khả năng chạm vô cái biết là không biết của người.
- Ba là có khả năng chạm tới cái biết mà quên của người.
- Bốn là có khả năng chạm tới cái biết của người.
Lấy cái biết của mình ra để nói dẫn đến cảm giác của người nghe:
- Nếu một người nào đó nói cho mình nghe mà mình đã biết rồi thì mình chán.
- Nhưng nếu người ta nói mà chạm ngay đúng cái vòng tri thức mà chúng ta quên thì cảm nhận: nhớ lại được, nhớ lại nhưng mà gợi mở thôi, nhưng không có hứng thú.
- Nếu một người nào đó lấy cái biết của họ nói cho chúng ta mà nó chạm ngay cái biết là không biết thì chúng ta cảm thấy rất là mơ hồ.
- Nhưng có một loại hiểu biết mà các anh chị người ta lấy cái biết mà nói cho chúng ta ngay cái không biết không biết thì chúng ta có cảm giác đơ.
Vậy thì mình chỉ có thể lấy cái biết của mình nói cho ta nghe thôi, nhưng mà khi lấy cái biết của mình cho ta nghe thì người ta không hiểu.
Dẫn dắt để người nghe mở rộng hiểu biết:
- Xuất phát từ dự đoán cái biết của người nghe mình sẽ nói, sau đó dẫn cho người nghe tới cái quên, biến thành cái quên đó là cái biết của người nghe. Là bắt đầu nhận thức của người nghe tăng trưởng.
- Mình lấy cái biết của người nghe dẫn đến cái không biết. Nó có thể là đi tới người này, người kia có những cái người đó là thuộc cái quên của người này nhưng mà cái không biết của người kia nhưng mà cuối cùng mình đều dẫn người nghe về cái biết được. Thì nhận thức chúng ta bắt đầu tăng lên.
- Lấy cái biết của người nghe dẫn đến người nghe thuộc cái không biết - không biết. Từ cái không biết - không biết đó dẫn về cái biết thì nhận thức của chúng ta sẽ được tăng trưởng lên.
- Nó cứ vòng đi như vậy, tuần hoàn đi như vậy, đi xuống, đi ra, đi vô… như vậy nó cứ suốt, tới khi nào người nghe biết hết tất cả những vấn đề cần biết của nội tâm thì từ đó nhận thức chúng ta nâng lên.
4. GIẢ HIỂU BIẾT
Giả Hiểu Biết nghĩa là Biết, Tin, Hiểu vẫn còn khuyết, tưởng mình biết nhưng mà mình thực tế mình không biết.
Nếu mình liêm chính với nội tâm thì mình đừng giả hiểu biết. Mình nói thiệt là không biết, người ta có thể giải thích rõ cho mình nghe. Còn nếu bây giờ mình mà cứ giả hiểu biết vậy suốt thì cuối cùng cuộc đời mình không ai nói cho mình nghe nhiều hiểu biết nữa.
Các anh chị đừng vội bỏ hàng nếu người nào đến trước thì phục vụ trước. Người nào đến sau phục vụ sau.
“Mưa mà lúc nào cũng có, cây có rễ thì thấm hút”.
Ban đầu chưa có rễ thì nhiều khi chưa thấm hút tới, cứ xếp hàng, mọi người đang hỗ trợ cho tất cả các anh chị.
Nhiệm vụ của mình đừng bỏ hàng, có chậm chút xíu, thì từ từ người ta đẩy mình lên.
Có những người, học một khóa cảm thấy không hiểu gì nhưng cũng thay đổi, chỉ cần đứng trong hàng đó khóa sau học tiếp, nghe ghi âm lại tự nhiên một ngày đẹp trời nó vỡ ra.