chủ đề 15
GIÀU NHÂN CÁCH
MỤC TIÊU
Giúp con người đơn giản gọi tên được những gì mình mong muốn trở thành là đạt được nhân cách kiện toàn hoặc người giàu nhân cách.
Một con người kiện toàn nhân cách - giàu nhân cách đó là 1 bước đi, 1 bước đệm để con người nâng cấp mối quan hệ, nâng cao cảnh giới cuộc sống của họ.
Thấu suốt tầm quan trọng của kiện toàn nhân cách để chủ động kiện toàn nhân cách và gieo nhân xây dụng môi trương kiện toàn nhân cách.
Định vị bản thân chính là Môi trường thành công - Môi trường mà người khác thích ở gần ( Môi trường mà nơi đó có sự Vui Vẻ - Niềm Tin - Hy Vọng - Trí Tuệ - Trân Trọng Biết Ơn - Yêu Thương - Bao Dung - Khiêm Tốn - Chân Thật).
Trở thành người để con cái lựa chọn để Quảng Bá thì con sẽ tự biết cách kiện toàn nhân cách.
TRỌNG ĐIỂM
- Làm rõ các Khái niệm về Nhân cách, Người Giàu Nhân Cách, 9 Yếu tố Kiện toàn nhân cách.
- Làm rõ các khái niệm, chủ đề liên quan
- Thấu suốt trạng thái nhận thức và trạng thái cảm xúc
- Làm thế nào để kiện toàn nhân cách
MẬT MÃ
9-3-3-2-8
9 Nhân cách
3 Tâm Tài Lực
3 Điểm Tuyến Diện
2 Tả phù hữu bật
8 Quy trình thành công nhà lãnh đạo siêu phàm
9 Nhân cách :
o Vui vẻ :1-2
✔ 1 Vui vẻ
✔ 2 Khoái lạc -An vui
o Hy vọng : 1-2
✔ 1 Hy vọng
✔ 2 Điểm đến -Công cụ, phương tiện
o Niềm tin: 1-2-2
✔ 1 Niềm tin
✔ 2 Tích cực – Tiêu cực
✔ 2 Niềm tin đủ đầy nguồn lực – Phân tích lý do tại sao chưa làm được
o Trí tuệ : 1-3-4-5
✔ 1 Định nghĩa
✔ 3 Tam giác
✔ 4 Trí tuệ-Thông thái-Uyên bác-Khôn ngoan
✔ 5 Linh hoạt vận dụng 5 tầng bậc trí tụê 5 Trạng thái nhận thức nội tâm
o Trân trọng biết ơn: 1-4-2-4-2
✔ 1 Trân trọng biết ơn
✔ 4 Trân trọng biết ơn-Oán trách-Cảm động nội tâm-Hiển nhiên
✔ 2 Tâm niệm
✔ 4 Bản thân-Gia đình-Tor chức-Xã hội
✔ 2 Như ý-Bất như ý
o Bao dung: 4-3-2-2-0
✔ 4 Tha thứ-Vị tha-Khoan dung-Bao dung
✔ 3 Tam giác
✔ 2 Công việc – Con người
✔ 2 Chính mình – Người đối diện
✔ 0 Đỉnh cao là không có gì để bao dung
o Yêu thương : 4-3-5-4
✔ 4 Bản thân-Gia đình-Tổ chức-Xã hội
✔ 3 Tam giác-5 Nhu cầu-3 Kết nối, Gắn bó, Sở hữu – 4 Bao dung, Liêm chính, Chia sẻ, Tôn trọng
✔ 5 Ngôn ngữ yêu thương
✔ 4 Cấp độ yêu thương
o Khiêm tốn: 1-1-2-2
✔ 1 Khái niệm khiêm tốn
✔ 1 Quan niệm Thành tựu do người
✔ 2 Triết lý Cây lúa – Ngu
✔ 2 Ghi nhận – Biết ơn
o Chân thật : 1-3-4-5-3
✔ 1 Chân thật
✔ 3 Tam giác Chân thật-Tánh không-An vui
✔ 4 Ý Nghe-thấy-nói-Biết
✔ 5 Trạng thái nhận thức nội tâm
✔ 3 Trạng thái nội tâm bậc 3
LÀM RÕ KHÁI NIỆM
Nhân cách của một người: là tập hợp những trạng thái cảm xúc, trạng thái nhận thức bên trong nội tâm. Được biểu hiện thông qua hình ảnh tâm trí và giá trị (bao hàm vật chất, phi vật chất) của người đó đối với bản thân và đối với mối quan hệ xã hội.
Người giàu nhân cách: là người tập hợp đủ đầy những trạng thái cảm xúc, trạng thái nhận thức bên trong nội tâm biểu hiện thông qua sự VUI VẺ, NIỀM TIN, HY VỌNG, TRÍ TUỆ, YÊU THƯƠNG, BAO DUNG, TRÂN TRỌNG BIẾT ƠN, KHIÊM TỐN, CHÂN THẬT đối với bản thân và đối với mối quan hệ xã hội của người đó
Một con người mà làm được 9 yếu tố trên thì người đó có Nhân cách kiện toàn (hay Giàu nhân cách), là người MANG LẠI cho người khác sự: VUI VẺ, NIỀM TIN, HY VỌNG, TRÍ TUỆ, YÊU THƯƠNG, BAO DUNG, TRÂN TRỌNG BIẾT ƠN, KHIÊM TỐN, CHÂN THẬT
Giá trị cá nhân
Giá trị cá nhân được kiến tạo, giá trị cá nhân của chúng ta thầm hiểu chính là nhân cách con người.
Giá trị cá nhân con người còn là cảm xúc, nhận định bên trong của họ, sau đó mới bộc lộ ra ngoài để mội người đánh giá, thế giới bên trong tạo ra thế giới bên ngoài
Từ giờ trở đi ai đó khen mình có trí tuệ, mình có nhận không? Nếu người ta khen mình nhận là trí tuệ bậc 1
Bao dung của con người chỉ cần nói ra tôi là 1 người bao dung thì người ta bị thách thức.
Nhân Cách: là động từ, bộc lộ ra hành vi thể hiện nhân cách.
Trọng điểm của nhân cách là một trạng thái nhận thức và cảm xúc Nhận thức mới tạo ra cảm xúc
Đạo đức: Thực chất đạo đức xuất phát từ chữ LỢI. Dựa vào tiêu chuẩn này mà người ta định nghĩa đạo đức
Mấu chốt của đạo đức chính là chữ lợi- người nào mang lại cái lợi cho người khác- tránh cái sự tổn hại cho con người cho xã hội nói chung là có đạo đức.
TRỌNG ĐIỂM CỦA NHÂN CÁCH CHÍNH LÀ NHẬN THỨC VÀ CẢM XÚC
Nhận thức của bản thân về bản thân
Cảm xúc của chúng ta về bản thân
Sau đó nó biểu lộ- bộc lộ ra bên ngoài
Khi mình đã định thân mình là ai, có chức vụ địa vị sẽ có sĩ thân
Bản thân người đó có trạng thái nhận thức về sự chân thật nơi chính mình và ngày càng lớn cái đó lên.
Nhiều người không biết cách biểu lộ ra nên gây mâu thuẫn bên ngoài và bên trong
Nhân cách của con người do người khác đánh giá nhưng dựa trên nền tảng nhận thức và cảm xúc của bản thân.
Chinh phục cảnh giới cao: 1 người giàu nhân cách hoặc kiện toàn nhân cách là một bước đi một bước đệm để con người nâng cao cảnh giới cuộc sống.
Khi một người mà người khác thích ở gần thì dễ hoàn thiện về nhân cách. Hiện tại người ta đang đánh giá những người có đạo đức, nhân cách kiện toàn ( giàu nhân cách ).
Người có đạo đức đơn giản thành công hay người có nhân cách kiện toàn đơn giản để thành công? Người có đạo đức có đảm bảo đi đến thành công không?
ĐỪNG NHẦM LẪN NHÂN CÁCH CỦA TÔI VỚI THÁI ĐỘ CỦA TÔI : VÌ NHÂN CÁCH CỦA TÔI LÀ DO TÔI, CÒN THÁI ĐỘ CỦA TÔI LÀ DO BẠN
Sau khi thấu suốt sâu sắc về con người tôi sẽ chuyển tất cả NHÂN CÁCH thành nhận thức không còn cảm xúc nữa.
Nhân cách chính là trọng điểm để nâng lên mối quan hệ tin tưởng và thân thiết.
Mọi người sống gần rất vui vẻ thoải mái thân thiết, tới đây sống trong môi trường mơ ươc
Mối quan hệ XH sâu dày, bỏ đi trạng thái cảm xúc đi mà phát triển nhận thức, chủ ý cái đó về nhân cách để xây dựng mối quan hệ sâu dày.
1. Vui Vẻ: là trạng thái cảm xúc (khoái lạc) vừa là trạng thái nhận thức (an vui).
2. Hy Vọng. vừa là trạng thái nhận thức bên trong vừa là cảm xúc bộ lộ ra ngoài
3. Niềm Tin. Vừa là trạng thái nhận thức (nội tâm) vừa là trạng thái cảm xúc (biểu hiện ra ngoài)
4. Trí Tuệ. Vừa là trạng thái nhận thức, vừa là trạng thái cảm xúc. Vì có trạng thái nhận thức rồi người ta mới biểu hiện trí tuệ ra bên ngoài (tầng trí tuệ 1+2 biểu hiện ra ngoài, tầng 3 thuần nhận thức).
5. Trân Trọng - Biết Ơn. Là trạng thái của nhận thức bên trong làm nền tảng thì nó mới bộc lộ ra cảm xúc thật sự bên ngoài.
6. Yêu Thương. Là trạng thái cảm xúc, vừa là trạng thái nhận thức.
7. Bao Dung. Cái chính của nó là trạng thái nhận thức, nhưng qua thời gian người ta thấy cảm xúc biểu hiện nhẹ ra bên ngoài.
8. Khiêm Tốn. là trạng thái nhận thức (mạnh), qua thời gian nó mới bộc lộ nhẹ ra bên ngoài.
9. Chân Thật. thuần là trạng thái nhận thức.
Người có nhân cách kiện toàn là người thành công là người khác thích ở gần.
Khi nói dùng khẩu mang lại sự vui vẻ, hy vọng, niềm tin và trí tuệ cho con người.
Khi nói để họ nhận được sự trân trọng biết ơn, bao dung, chân thật là nâng tầm nhận thức cho con người
Tâm thái: Trân trọng biết ơn, bao dung
Chân thật: nói hạn chế suy nghĩ nhất thì người ta thấy sự chân thật ở con người, nghe thấy ít suy nghĩ thì từ từ nói mới không suy nghĩ được.
ỨNG DỤNG
Nhân cách kiện toàn củng cố thành công cho con người. Phấn đấu trở thành người mà người khác thích ở gần.
Vui vẻ
là trạng thái cảm xúc (khoái lạc) vừa là trạng thái nhận thức (an vui).
là biểu hiện VẬT CHẤT của KHOÁI LẠC và AN VUI
- VUI VẺ do KHOÁI LẠC: là 1 trạng thái hài lòng nội tâm khi thỏa mãn THAM và TƯỞNG về TÀI, về SẮC, về DANH, về THỰC, về THÙY
- VUI VẺ do AN VUI: là trạng thái hài lòng nội tâm khi nhận đc sự CHÂN THẬT nơi chính mình.
- Người không vui vẻ do chưa có khoái lạc:
"Không biết trân trọng biết ơn những gì mình đang có
Không rõ mong muốn của bản thân về Tài, về Sắc, về Danh, về Thực, về Thùy"
- Người không VUI VẺ do CHƯA AN VUI: là người CHƯA tách đc TÂM và CẢNH; hay nói cách khác là người khi NGHE và THẤY bị dính mắc vào TÁNH và TÌNH của họ.
- Người mang lại vui vẻ cho người khác: là người giúp người khác RÕ MONG MUỐN của họ; là người giúp người khác thỏa mãn về TÀI, về SẮC, về DANH, về THỰC, về THÙY; là người giúp người khác nhận được sự chân thật nơi chính mình.
- Người có nhân cách VUI VẺ khi MANG LẠI cho người khác 2 điều:
+ Hiểu rõ MONG MUỐN của họ
+ Sự TRÂN TRỌNG – BIẾT ƠN đối với những gì họ đang sở hữu
Sự hiện diện của mình là món quà đặc biệt rồi, đâu cần quà gì nữa đâu
Ban đầu thì được, còn lâu dài đến với nhau thì đâu có tặng quà được, đâu có giỡn vậy đươc
Mối quan hệ xh bên ngoài, bộc lộ ra cảm xúc chút xíu để dễ mở rộng mối quan hệ
KHông phải hài là vui vẻ, Không suy nghĩ cách cho người khác vui vẻ, mà con chỉ cần ở bên cạnh mình là an vui rồi, không có tham là làm cái gì, không suy nghĩ gì trước khi lên lớp đâu, cách nào nói chuyện cho các anh chị hiểu và tin ta,
NHÂN CÁCH VUI VẺ
Vui vẻ: là biểu hiện cảm xúc của con người khi trải nghiệm những điều tích cực, thú vị.
- VUI VẺ là biểu hiện VẬT CHẤT của KHOÁI LẠC và AN VUI
- VUI VẺ do KHOÁI LẠC là 1 trạng thái hài lòng nội tâm khi thỏa mãn THAM và TƯỞNG về TÀI, về SẮC, về DANH, về THỰC, về THÙY
Khi một người được thỏa mãn tham + tưởng về tài, sắc, danh, thực, thùy thì người đó có trạng thái vui vẻ do khoái lạc => cách để nhận dạng người đó vui vẻ do KHOÁI LẠC
- VUI VẺ do AN VUI là trạng thái hài lòng nội tâm khi nhận đc sự CHÂN THẬT nơi chính mình.
Một người vui vẻ có nhiều người đi tìm sự chân thật nơi chính mình khi học tìm được thì họ rất vui vẻ do an vui. Họ vượt qua tham và tưởng nhận thấy nghe thấy nói biết. Biết đang nghe biết đang thấy biết đang nói biết đang biết.
⇨ Trạng thái an vui khi nhận được sự chân thật nơi chính mình.
Người không vui vẻ do chưa đạt khoái lạc có 2 điều dẫn đến:
1. Người luôn không hài lòng với những gì mình sở hữu (do thiếu sự trân trọng biết ơn với những j mình sở hữu).
Câu chuyện về Cấp Cô Độc là 1 người rất giàu có muốn cúng dường cho Đức Phật 1 khu vườn tịnh xá. Thái tử nói ko bán đâu trừ khi ông lót vàng lên khu vườn đó. Ông Cấp Cô Độc lấy vàng lát hết luôn bởi vì ổng nhận được sự an vui nên ổng muốn nhiều người nhận được nên chứng mình là không có gì quý giá bằng sự an vui mà ổng nhận được.
2. Là KO RÕ MONG MUỐN của bản thân (về TÀI, về SẮC, về DANH, về THỰC, về THÙY)
1 con người ko vui vẻ được là do ko rõ mong muốn của họ cụ thể là về tài sắc danh thực thùy có nghĩa là mình ko biết mình cần nhiêu tiền bao nhiêu tiền cũng được ăn sao cũng được ở sao cũng được có danh hay ko có danh cũng được cũng ko rõ mong muốn của bản thân mình về tài về sắc về danh về thực về thùy khi con người ko rõ mong muốn đó cũng cho con người trạng thái ko vui vẻ, ko vui vẻ cũng khó khăn tối ngày cũng ko vui vẻ được là do trạng thái ko rõ mong muốn.
Người ko vui vẻ thứ 1 là ko hài lòng vợ chồng con cái và mọi thứ => do thiếu sự trân trọng biết ơn những cái mình đang có tìm những cái ngược lại.
Vd: xếp hàng luôn thấy hàng bên kia nhanh hơn. Luôn thấy chồng mình thì tệ chồng người ta tốt, con người ta tốt con mình tệ. Tâm luôn thấy cái gì của người ta thì tốt hơn.
Thứ 2 là do ko rõ mong muốn của bản thân mình => ko đạt trạng thái vui vẻ.
- Người ko VUI VẺ do CHƯA AN VUI là người CHƯA tách đc TÂM và CẢNH; hay nói cách khác là người khi NGHE và THẤY bị dính mắc vào TÁNH và TÌNH của họ.
Những người có hết mọi thứ rồi đỉnh hết mọi mong muốn vật chất biết hết mọi thứ nhưng vẫn chán cuộc đời này cái gì cũng trải qua => cái đó là người không vui vẻ do chưa AN VUI. ( nắm bắt cuối đời để biết. Có nhà có xe có mọi thứ mà ko biết mình đang kiếm cái gì => trạng thái ko vui vẻ do chưa AN VUI )
Người giàu nhân cách thì họ phải mang lại vui vẻ cho người khác.
- Người mang lại vui vẻ cho người khác là người giúp người khác RÕ MONG MUỐN của họ; là người giúp người khác thỏa mãn về TÀI, về SẮC, về DANH, về THỰC, về THÙY
Hiện nay có rất nhiều người làm nghề thỏa man mong muốn về tài về sắc về danh về thực thùy. Có người thỏa mãn cái thô vd bán đồ ăn. Có người phức hợp thô + vi tế vd vô khách sạn 5 sao thức ăn quý hiếm phiên bản giới hạn phải đặt mấy năm mới vô ăn được. Làm thỏa mãn mọi cái về tài sắc danh thực thùy của con người
=> muốn kiếm tiền nhiều hay chú ý tới sự VUI VẺ.
Ở đâu có vui vẻ thì người ta đến. Làm cho người ta có tài ( tài năng ) bóng đá, mc, kỹ năng con người. Thỏa mãn tham tưởng của chúng ta. Làm người ta có thể lấy tiền người khác thông qua thỏa mãn người khác.
Giày Nike hay Addídas thỏa mãn tham và tưởng về danh giày số 1 thế giới, có thiết kế gì vô để bảo vệ da chân, bảo vệ xương. Thỏa mãn danh: ai là người thiết kế, bao nhiêu người, người mang đôi giày sẽ chạy bộ được sao, thỏa mãn thùy cảm giác sao, người ta thổi vô xíu tiền lấy quá trời tiền của mình.
Kinh doanh làm ăn chú ý cái này. Ghế ngồi, ánh sáng nhiệt độ, người phụ vụ kế bên, người đẹp kế bên đưa vô họng luôn, cô gái sexy cô gái đẹp đứng lễ tân. Mọi thủ đoạn thỏa mãn tham và tưởng.
3. Không vui vẻ do chưa an vui
Có mọi thứ đạt hết rồi nhưng vẫn không vui vẻ nữa nhiều người đạt được mọi thứ rồi
Vật chất hóa những gì phi vật chất & Phi vật chất những gì là vật chất.
⇨ TRỌNG ĐIỂM CỦA TÀI CHÍNH LÀ MANG LẠI SỰ VUI VẺ CHO NGƯỜI KHÁC
Con người hiện nay rất thông minh.
Nấu ăn ngon chưa đủ phải trang trí lên bàn ngon => đầu bếp 5 sao thỏa mãn nhiều thứ khác nữa. Thỏa mãn Sắc xong rồi thỏa mãn nhiều cái khác nữa ăn tí xíu thôi cũng no.
Xứng đáng hưởng.
Môi trường có danh khu đất đó họ đánh toàn diện tài sắc danh thực thùy. Vô đó con cái được học tập sao? Con người hiện nay rất là thông minh nghĩ được cách lấy được tiền của con người.
Muốn lấy tiền đơn giản lắm mỗi người có tổng nghiệp khác nhau nên có cách phục vụ về tài sắc danh thực thùy khác nhau.
Chai nước suối mua 3k 5k vô khách sạn 5 sao 100k đồng hài lòng hem? Hài lòng.
Việc nhận được những hiểu biết những ngày qua giúp cho chúng ta vui vẻ lâu dài.
VIỆC NHẬN ĐƯỢC NHỮNG HIỂU BIẾT NHỮNG NGÀY QUA GIÚP CHÚNG TA VUI VẺ LÂU DÀI.
Tóm lại: Người mang lại vui vẻ:
1) Rõ mong muốn
2) Thỏa mãn tham tưởng về tài sắc danh thực thùy
3) Nhận được sự chân thật nơi chính mình
Tổ chức Wit mang lại sự vui vẻ mang lại sự chân thật nơi chính mình. Sự vui vẻ này ko do khoái lạc. Phí tùy tâm. Khi giúp người tìm sự chân thật nơi chính họ thì ko được nhiều tiền.
An vui khó nhận diện hơn.
Vui vẻ do an vui có nhiều người ko chọn. Giáo dục đa số người ta chọn giáo dục sao cho khỏe đẹp tài năng, giáo dục về thùy đi nhiều nhưng giáo dục về an vui ít người làm. Vì lợi ích ko cao nên người ta ko làm.
Trân trọng biết ơn tụ được tài chính con người mình. Thỏa mãn tham tưởng.
An vui thuộc về công đức điện từ cân bằng nên đừng kì vọng có tài chính cao. Chọn giải pháp khác kiếm tài chính. Khi thấu hiểu có nhiều cái để làm lắm.
Người mang lại vui vẻ cho người khác là người giúp người khác rõ mong muốn của họ, là người giúp người khác thỏa mãn mong muốn về tài về sắc về danh về thực về thùy, là người giúp người khác nhận được sự chân thực nơi chính mình.
Hy vọng:
là trạng thái nhận thức nội tâm rằng bản thân đáp ứng được điều mà tâm trí hướng đến
- Là trạng thái thỏa mãn cái Tham cái Tưởng của nội tâm về điều mà tâm trí muốn hướng đến.
- Người mang lại hy vọng cho người khác:
là người giúp người khác làm rõ đích đến của họ.
Là người giúp người khác nhận ra hoặc tối ưu hóa công cụ phương tiện để đạt được điều họ mong muốn
- Người mất hy vọng: Là người không rõ đích đến của bản thân;
Không thấy hoặc không tối ưu được công cụ phương tiện để đạt được điều họ mong muốn
NHÂN CÁCH HY VỌNG
Hy vọng là trạng thái thỏa mãn cái tham cái tưởng của nội tâm về điều mà tâm trí muốn hướng đến.
Biểu hiện của hy vọng:
- Rõ ràng đích đến của bản thân.
- Nhìn thấy và tối ưu hóa được công cụ phương tiện để đạt được điều mong muốn.
Người mang lại hy vọng cho người khác là người giúp người khác làm rõ đích đến của họ. Là người giúp người khác nhận ra hoặc tối ưu hóa công cụ phương tiện để đạt được điều họ mong muốn.
- Mang lại hy vọng cho người khác bằng 3 cách:
+ Làm rõ đích đến của họ
+ gợi ý hoặc giúp họ tối ưu hóa công cụ, phương tiện cho họ (để đạt được đích đến trên)
+ Dùng lời nói (khẩu) để động viên kích lệ"
VD: muốn mua 1 căn nhà ko biết cái gì thỏa mãn được tham và tưởng để hướng đến điều đó => có hy vọng.
Người mất hy vọng có 2 điều dẫn đến
1) Không rõ đích đến của bản thân
Có nghĩa là người đó ko biết đích đến của bản thân mình đi đâu. Hằng ngày ko biết đích đến của bản thân đi đâu nên mất đi hi vọng của cuộc sống.
2) Không thấy hoặc không tối ưu được công cụ phương tiện để đạt được điều họ mong muốn.
Biết đích đến rồi mà ko có tối ưu được công cụ phương tiện đến đạt được đích đến đó. VD đi Mỹ mà phỏng vấn hoài ko được. Qua thời gian ko thấy được công cụ phương tiện để qua Mỹ ko thấy được con đường đi được => mất hy vọng.
Muốn thành công nhưng ko biết công cụ phương tiện qua thời gian họ mất hy vọng.
Người mang lại hy vọng cho người khác là người giúp người khác làm rõ đích đến của họ. Là người giúp người khác nhận ra hoặc tối ưu hóa công cụ phương tiện để đạt được điều họ mong muốn.
Khi người ko rõ đích đến thì làm rõ đích đến.. sau đó nói chuyện để làm rõ và tối ưu hóa công cụ để đến đích đến.
Học lớp học Wit có hy vọng hơn khi học lớp này. Tại sao có hy vọng hơn về cuộc sống chính mình? Tại vì rõ đích đến nhưng chưa đủ công cụ phương tiện.
Đích đến trước tiên có khả năng là giàu toàn diện trước tiên sau đó tối ưu hóa và làm thêm. Giàu toàn diện là cái tâm trí hướng đến sau đó a tôi giàu từng cái vd trí tuệ… từng bước từng bước. 6 dạng người cần nhận dạng và đối đãi mục tiêu nhận dạng lại mối quan hệ xung quanh. Đã là người ko là con đường là cây cầu. Mượn sức tối ưu hóa đạt mục đích sống của mình. Những tri thức hiểu biết vừa qua giúp mình nhận ra ko còn thiếu hiểu biết nữa, ko còn thiếu điều kiện nữa. Mang lại hy vọng. Con người ko rõ đích đến thì mất hy vọng.
Niềm tin
Là trạng thái cảm nhận nội tâm rằng bản thân đã đủ đầy nguồn lực hay chưa đủ đầy để sở hữu điều mà tâm trí hướng đến.
- Niềm tin TÍCH CỰC: là trạng thái cảm nhận nội tâm rằng bản thân đã đủ đầy nguồn lực để sở hữu điều mà tâm trí hướng đến.
- Khi giao tiếp, cho người ta cảm giác họ LÀM ĐƯỢC, bằng 2 cách:
+ Phi vật chất: Làm rõ hình ảnh tâm trí của họ, điều họ hướng đến (là gì, cần làm gì … ví dụ hôn nhân hạnh phúc)
+ Vật chất: cầm / sờ nắm / đong đếm / mô tả chi tiết / nhìn hình ảnh tương tự (nhà cửa, đất đai, …)
- Người có niềm tin tích cực: là người có trạng thái cảm nhận nội tâm rằng bản thân đã đủ đầy nguồn lực để sở hữu điều mà tâm trí muốn hướng đến
- Người có niềm tin tiêu cực: là người có trạng thái cảm nhận nội tâm rằng bản thân chưa đủ đầy nguồn lực để sở hữu điều mà tâm trí muốn hướng đến
- Người mang lại niềm tin tích cực cho người khác: là người giúp người khác nhận ra họ đã sở hữu đủ đầy nguồn lực mà tâm trí muốn hướng đến.
NHÂN CÁCH NIỀM TIN
Niềm tin: là trạng thái cảm nhận nội tâm rằng bản thân đã đủ đầy nguồn lực hoặc chưa đủ đầy nguồn lực để sở hữu điều mà tâm trí hướng đến.
Người có niềm tin tích cực là người có trạng thái cảm nhận nội tâm rằng bản thân đã đủ đầy nguồn lực để sở hữu điều mà tâm trí muốn hướng đến.
Người có niềm tin tiêu cực là người có trạng thái cảm nhận nội tâm rằng bản thân chưa đủ đầy nguồn lực để sở hữu điều mà tâm trí muốn hướng đến.
Người mang lại niềm tin tích cực cho người khác là người giúp người khác nhận ra họ đã sở hữu đủ đầy nguồn lực để sở hữu mà tâm trí muốn hướng đến.
Có những người chỉ cần nói vài câu là xuất hiện nhân tài. Mỗi ngành mỗi lĩnh vực sẽ có những người chuyên đem lại niềm tin cho người khác. Có những thầy cô giáo đem lại niềm tin cho học sinh nói vài câu là học sinh làm được. Sứ mệnh của họ đơn giản là giúp người ta nhận ra đủ nguồn lực.
Con người chỉ cần có niềm tin núi cũng có thể mòn và làm được nhiều việc mà họ mong muốn hướng đến.
⇨ Kỳ vọng bạn trở thành người mang lại niềm tin cho người khác.
Vd: người ta đang ước nguyện trở thành cầu thủ bóng đá nói xong người ta bỏ luôn nếu người đó bỏ luôn thì thôi. Nhưng mà nếu nói xong mà người đó vẫn đau đáu nỗi đau về việc ko thể trở thành cầu thủ đá bóng => niềm tin tiêu cực.
Nguồn lực: Nếu làm được Biết – Tin – Hiểu ( còn ko thì là hiểu biết ) và con người là 2 nguồn lực rất mạnh để các anh chị đạt được tất cả những gì các anh chị muốn.
Học tập làm sao để khai mở trí tuệ vô sư trí tự nhiên biết tầng 4. Mở rộng mối quan hệ chơi thân được với nhân mạch.
Giúp cho họ làm rõ rủi ro => hỏi họ sau khi phân tích xong rồi còn muốn làm nữa ko? => muốn làm thì chuyển dịch làm sao để bù dắp những rủi ro đó. ( giúp họ có niềm tin )
Ngoài việc quân tử trợ giúp còn có tiểu nhân khích bác => người đạt đến thành công.
1 người muốn làm gì cần chú ý 3 chữ:
TÂM
Tâm giúp người ( ý niệm dương dễ thu hút nguồn lực ) giúp cái gì cụ thể giúp được bao lâu? Làm lâu làm lớn ko? Giúp XH như thế nào?
Tâm thấu suốt ( nhìn thấy được tận cùng của dự án, bao nhiêu lâu? Thấu suốt đến bao nhiêu lâu? Phải 30 50 năm.
Mới nổ lực mà mưu cầu quyền lợi => tuýp người công nhật.
Nổ lực 1 tháng mới mưu cầu quyền lợi => tuýp người làm công ăn lương ( chờ đợi hàng tháng để lấy tiền, qua hơn là chịu ko nổi)
Nổ lực 1 năm mới mưu cầu quyền lợi => tuýp nhà quản lý
Nổ lực 3 năm 5 năm mới mưu cầu quyền lợi => tuýp nhà đầu tư
Nổ lực 10 năm 20 năm mới mưu cầu quyền lợi => tuýp nhà doanh nghiệp
Nổ lực 30-50 năm mới mưu cầu quyền lợi => tuýp nhà giáo dục
Làm cái đó định vị coi bao nhiêu năm và mong muốn giúp người là cái đầu tiên.
TÀI
TÀI NĂNG
Nếu thiếu tài năng có ai thay thế hỗ trợ mình ko?
TIỀN TÀI
Có tiền tài để làm ko? Thiếu tiền tài có ai đầu tư hỗ trợ mình ko?
LỰC
SỨC LỰC ( làm được bao lâu ít nhất 20 năm, tệ nhất 10 năm mới nghĩ tới hậu quả. Nếu mà làm ko nghĩ tới 20 30 năm thì làm vài năm môi trường hư hại hết không nhìn tầm nhìn tới 30 40 năm làm 10 năm show ra ô nhiễm môi trường. Nếu muốn làm 100 năm thì sao làm được mấy cái tệ.
MỐI QUAN HỆ
Xem coi MQH làm sao?
Nguồn lực của mình đã sẵn sàng chưa? Có tài năng hiểu biết kiến thức sao tâm giúp người chưa? Coi đầy đủ chưa hệ quy chiếu để khởi đầu cái gì đang khởi đầu thiếu gì? Thiếu sức khỏe thì sao? Mqh ăn ở sao? Tiền tài để đổi tài năng cũng được. Thiếu thì chơi thân với người có tài năng có tiền tài. XH hiện nay cần người có TÂM ( tâm giúp người, tâm thấu suốt) người đó phải có Sức ( sức lực) có tâm thì phải lực và mqh. Sau đó mới phát triển tài.
⇨ Làm cái gì cũng phải có TÂM làm lâu làm lớn được ko? Ảnh hưởng XH như thế nào? Nếu được con người người ta sẽ ủng hộ.
⇨ LÀM GÌ CŨNG PHẢI CÓ TÂM TÀI LỰC.
Trí Tuệ
Thông tin hóa: Có 5 trạng thái nhận thức nội tâm
+ Tầng bậc 1: là trạng thái nhận thức nội tâm về con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, hoàn cảnh, đúng hay sai, tốt hay xấu, nên hay không nên, thật hay giả.
+ Tầng bậc 2: là trạng thái nhận thức nội tâm cội nguồn cuộc sống xuất phát từ bản thân
+ Tầng bậc 3: là người có trạng thái nhận thức tánh không của nội tâm. Là người luôn cảm nhận con người, sự vật, hiện tượng không có vấn đề. Là người luôn sống được với thực tại, hằng sống với sự chân thật nơi chính mình: biết mình đang nghe, đang nói, đang viết, an vui, thanh tịnh nội tâm.
+ Tầng bậc 4: là trạng thái tự nhiên biết của nội tâm
+ Tầng bậc 5: là trạng thái trùm khắp của nội tâm
- Năng lượng hoá: Trân trọng – Biết ơn, Bao dung, An vui
- Vật chất hoá: Vui vẻ - Đơn giản – Nhẹ nhàng – Tin tưởng
- Thông tin: Cách nâng tầng bậc nhận thức nội tâm của họ lên: cho họ thông tin (khái niệm nguồn và quan niệm chuẩn)
CÂU CHUYỆN: Quan niệm “Giang sơn khó đổi bản tánh khó dời” → theo Phật giáo, con người có 16 tánh mà trọng điểm là tánh Tham và Tưởng (Tham: Ham muốn và Tưởng: Tưởng tượng). Tham và tưởng về Tài Sắc Danh Thực Thuỳ sẽ quyết định chúng ta Thọ Hành Thức như thế nào, sẽ quyết định cấp độ , mức độ của Sân Si Mạn Nghi Ác Kiến.
Tham và tưởng nhiều hơn thực tế thì Sân bị đẩy xuống gây ra sự Giận dữ
Tham và tưởng ít hơn thực tế thì Sân bị đẩy lên nên có sự Hài lòng
→ Chỉ cần điều chỉnh cái Tánh tham và tưởng thì tánh người thay đổi trong tích tắc.
NGƯỜI CÓ TRÍ TUỆ là Người có trạng thái nội tâm đứng trên vấn nạn phát sinh
NGƯỜI GIÀU TRÍ TUỆ là Người giữ được xuyên suốt trạng thái nhận thức nội tâm đứng trên vấn nạn phát sinh ở mỗi khía cạnh của cuộc đời.
o Người có trí tụệ tầng bậc 1: Là người có trạng thái nhận thức nội tâm phân biệt được đúng sai, thật giả, nên không nên, tốt xấu đối với sự vật, sự việc, hiện tượng, hoàn cảnh và con người
o Người có trí tụệ tầng bậc 2:
▪ Là người có trạng thái nhận thức nội tâm cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ chính tôi,
▪ Là người thấu hiểu và nhận thức mọi sự vật, sự việc đến từ phía chính họ, đến từ phía hạt mầm tâm trí của bản thân họ, không đến từ chính nó
▪ Là người không mưu cầu sự thay đổi từ phía bên ngoài mà nhận thức rất rõ là cần sự thay đổi từ phía bên trong của nội tâm.
▪ Là người có tâm niệm mưu cầu sự thay đổi của người khác là bắt đầu cho đau khổ, thay đổi bản thân là bắt đầu cho hạnh phúc.
o Người có trí tụệ tầng bậc 3:
▪ Là người có trạng thái nhận thức nội tâm mọi sự vật, sự việc, hoàn cảnh, con người có tính KHÔNG, (nó là cái gì thì là do nhận thức bên trong chúng ta tạo ra chứ bản chất mọi sự vật sự việc luôn có tính không)
▪ Là người luôn cảm nhận con người hay sự vật, sự việc, hiện tượng, hoàn cảnh bản chất không có vấn đề,
▪ Là người luôn sống được với thực tại, là người hằng sống được với sự chân thật nơi chính mình,
▪ Là người luôn biết mình đang nghe, biết mình đang thấy và biết mình đang biết, (không dính mắc vào lớp tánh và lớp tình của con người)
▪ Là người có được trạng thái an vui, thanh tịnh nội tâm.
o Người có trí tụệ tầng bậc 4:
▪ Là người có trạng thái nhận thức nội tâm tự nhiên biết nên nói, tự nhiên biết nên làm điều gì phù hợp với hoàn cảnh thực tại,
▪ Là người có thể kết nối được với những kiến thức, những hiểu biết vượt ngoài những gì bản thân nghe, thấy, nói, biết trong quá khứ
▪ Là người có tần sóng điện từ có thể tiếp cận với nền văn minh không gian.
o Người có trí tụệ tầng bậc 5:
▪ Là người có trạng thái nhận thức nội tâm không bị rào cản bởi không gian và thời gian,
▪ Là người có trạng thái trùm khắp của nội tâm
▪ Là người đã mở được toàn diện ngũ nhãn (nhục nhãn-mắt, huệ nhãn, thiên nhãn, pháp nhãn, phật nhãn)
Người mang lại trí tuệ cho người khác là người giúp người khác nâng tầm nhận thức nội tâm thông qua quan niệm, câu chuyện, bài học… để họ có thể đứng trên vấn nạn phát sinh
🍎 NHÂN CÁCH TRÍ TUỆ:
NHÂN CÁCH TRÍ TUỆ CÓ 2 CÁI:
1. ĐỐI XỬ VỚI CÔNG VIỆC, ĐỐI XỬ VỚI CON NGƯỜI.
2. GIÚP NGƯỜI NÂNG TẦM NHẬN THỨC NỘI TÂM.
1. ĐỐI XỬ VỚI CÔNG VIỆC, ĐỐI XỬ VỚI CON NGƯỜI.
Làm sao để chúng ta bộc lộ ra nhân cách trí tuệ cho người khác đây?
Người có trí tuệ là người mà trạng thái nhận thức nội tâm vượt trên vấn nạn phát sinh.
Việc chúng ta hàng ngày dùng trạng thái nhận thức vào việc gì thường xuyên thì bộc lộ nhân cách của chúng ta. Chúng ta phải biết dùng cái trạng thái nhận thức nào phù hợp.
Ví dụ: trong công việc chúng ta dùng trạng thái nhận thức bậc 1. Khi sự việc bất như ý xảy ra mà không có khả năng tư duy, bậc 1 xử lý thì nâng lên bậc 3 thì đẹp, biết nó, chấp nhận nó, đón nhận nó, thì anh chị sẽ xử lý công việc rất đẹp, và có khả năng đưa lên bậc 4 trong nhận thức tự nhiên biết phải làm gì.
Khi đối với công việc dùng trạng thái bậc 1. Khi có sự việc xảy ra chung ta nâng lên bậc 3. Lúc đó tự nhiên biết nên làm điều gì và có thể nhảy lên bậc 4.
Các anh chị cứ hình dung có mặt hồ phẳng lặng. Đứng giữa mặt hồ đó, xung quanh cách xa bán kính 1km. Thì TRẠNG THÁI NỘI TÂM của chung ta Cân Bằng (0). Vậy thì có cụ đá rớt xuống thì mặt nước có vấn đề gì không ạ. Dĩ nhiên xa quá thì chúng ta không thấy thay đổi gì.
Nếu khi sự việc xảy ra thì chúng ta dùng tầng bậc 1 thì không xử lý được, thì lúc đó chúng ta nâng lên bậc 3 để xử lý, có thể lên bậc 4 tầng bậc này tự nhiên biết.
Bậc 1 để làm việc, nhưng có sự cố thì đưa về bậc 2, Cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ mình. Nhưng đẹp thì đưa lên bậc 3 đón nhận nó, rồi lên bậc 4 tự nhiên biết làm gì phù hợp lúc đó.
Ví dụ: có 1 đứa con bị sốt thì chúng ta dùng bậc 1 để xử lý, nhưng xử lý xong mình ngồi đó lo. Thế thì các anh chị dùng tầng bậc 3 để tiếp tục, lúc đó tâm mình không loạn vì mình đã xử lý ở tầng bậc 1 rồi nên mình sẽ đi ngủ thì lúc đó con cũng ngủ cùng thoải mái luôn thì sáng ra con khỏe.
Lúc đó mình đừng có nói với ai là con mình không sao gì cả, mình cứ bảo về phước báu của con để con mau chóng khỏe thôi. => Chúng ta sẽ bảo hộ được con mình.
Câu chuyện: Một việc nào đó đến với chúng ta thì bản chất của chúng ta Nhân Quả KHÔNG HỒI TỐ…
Không có người này thì sẽ có người khác đem lại cái QUẢ đó cho chúng ta vì người đó chỉ xuất hiện để kích cái NHÂN bên trong mình thành QUẢ mà thôi.
Khi làm được điều này thì người ta nhận thức về mình là một người có trí tuệ. Vì mình luân chuyển được các tầng nhận thức.
Mối quan hệ giữa con người với con người. Một sự việc bất như ý đến với chúng ta. Bản chất là nhân quả không hồi tố. Vậy thì khi bắt đầu, sự việc xảy đến, quản phải gánh, đúng thời điểm đó phải nhận quả. Chúng ta quan sát có 1 người đem lại quả cho chúng ta, người đó đem quả bất như ý, thì mình oán trách người đem quả này đến. Thì việc này có phổ biến trong xã hội không? Có nhận thức đặc biệt: nhân quả đến thì mình đón nhận, tách cái duyên ra một bên quả ra một bên, thì quả này mình biết và đón nhận nó. Thì người, không có người này thì sẽ có người khác đem lại cái quả đó cho chúng ta, dị thì, anh chị oán trách con người này thì anh chị có trí tuệ không? Còn nếu chúng ta tách ra được thì người ta có đánh giá chúng ta là người có trí tuệ không? có ạ.
Khi 1 sự việc nào đó BẤT NHƯ Ý đến với chúng ta trong cuộc sống thì chúng ta thường trách người, rồi này kia, thì người ta đánh giá người đó có Nhân Cách đó đúng không? => Có.
Dị thì bắt đầu sự việc xảy đến với mình. CẤU TRÚC CON NGƯỜI cho biết tổng nghiệp đến thời điểm này mình nhận quả, hình ảnh tâm trí của mình có hình ảnh này. Tách DUYÊN VÀ QUẢ, tách xong ra chỉ biết như vậy thôi, tầng bậc 2, khởi tạo được sự bao dung với con người, an vui với nó, tìm bài học sau nghịch cảnh đó, thường xuyên xử lý như vậy thì sau thời gian người ta đánh giá anh chị có trí tuệ.
2. GIÚP NGƯỜI NÂNG TẦM NHẬN THỨC NỘI TÂM.
Cho họ hiểu CỘI NGUỒN CUỘC SỐNG bắt nguồn từ đâu?
Cho họ hiểu 3 hệ quý chiếu đó là về CẤU TRÚC CON NGƯỜI, hiểu về CÔNG THỨC CỘI NGUỒN CUỘC SỐNG, TAM GIÁC HIỆN THỰC thì họ đánh giá mình có trí tuệ.
Nhân cách trí tuệ làm 1 lại nhân cách mà các anh chị thực hiện được rồi thì các anh chị nâng tầm nhận thức của mình ra xã hội, họ muốn gần mình khi họ thấy mình có nhân cách trí tuệ, họ sẽ tham vấn mình khi có việc gì đó, họ sẽ muốn quen biết chúng ta, thì chúng ta có thể làm cố vấn cho họ ở lĩnh vực mà họ cần.
Mỗi một nhân cách sẽ đại diện cho chúng ta thu hút nhóm người đến. Thì Nhân cách Trí Tuệ thì sẽ thu hút xã hội đến với chúng ta. Bởi vì mình sẽ giúp họ, cố vấn cho cuộc đời của họ.
Mỗi một nhân cách sẽ đại diện cho chúng ta thu hút một nhóm người, nhân cách trí tuệ sẽ thu hút tầng bậc xã hội cao đến với anh chị, vì họ sẽ nhờ bạn cố vấn cho họ, người có nhân cách trí tuệ.
Nhân cách là giữ duyên lành. Còn nhân cách trí tuệ là giữ duyên lành cho những người có vị thế trong xã hội => Cuộc đời anh chị đổi.
Tổ chức đào tạo WIT lập ra muốn định hướng mong muốn anh chị giàu toàn diện là trọng điểm của WIT. Mong muốn anh chị thành 9 DẠNG NGƯỜI TRONG 1. MONG MUỐN ANH CHỊ TRỞ NÊN CÓ TRÍ TUỆ HƠN, THÔNG THÁI, KHÔN NGOAN, UYÊN BÁC.
Có để ý Toàn nói hoài không? Rồi anh chị trở thành người làm chủ cuộc đời thông qua 4 lĩnh vực: NỘI TÂM, SỨC KHOẺ, MỐI QUAN HỆ VÀ TÀI CHÍNH.
Con đường an vui hạnh phúc, con đường thành công ấy thì không có nhiều người đi, nhưng con đường nghèo nàn, con đường oán trách, đau khổ á, thì nhiều người chen chúc.
Các anh chị nhảy qua đây đi chơi đi, nắm tay nhau cùng đi là đi được hớt nha.
Khôn ngoan: thuận theo quy luật và nguyên lý
Trí tuệ: luân chuyển trạng thái phù hợp
9 dạng người bồi dưỡng là thành
Huân tập khái niệm nguồn về 4 lĩnh vực này là được. Thì 3 năm là được
Người có Nhân Cách Yêu Thương người có nhân cách yêu thương là người có trạng thái
cảm xúc, trạng thái nhận thức nội tâm bên trong nội tâm, biểu hiện thông qua sự yêu thương đối với bản thân và đối với mối quan hệ xã hội của người đó.
Người có Nhân Cách Yêu Thương là người có Trạng Thái Cảm Xúc - mình sẽ làm rõ Trạng Thái Cảm Xúc là như thế nào.
Trạng Thái Nhận Thức Nội Tâm bên trong.
Vậy Nhận Thức bên trong của người có Nhân Cách Yêu Thương là như thế nào đối với Bản Thân - đối với Gia Đình - đối với Tổ Chức - đối với và Xã Hội là như thế nào?
Nhân cách là do người khác đánh giá, như vậy thì làm sao để người thân người khác, gia đình xã hội cảm nhận được tình yêu thương từ mình, đúng không cả nhà?
Yêu thương
Người yêu thương bản thân là người cho bản thân sự đủ đầy về nhu cầu cơ bản, nhu cầu an toàn, nhu cầu kết giao mối quan hệ xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được thể hiện mình.
Yêu thương của Nhân cách kiện toàn được vật chất hoá thành:
Thông tin: Người yêu thương bản thân là người đáp ứng cho bản thân đủ đầy 6 nhu cầu
Nhu cầu cơ bản
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu kết giao Mối Quan Hệ
Nhu cầu quý trọng
Nhu cầu khẳng định bản thân
Nhu cầu cho đi
(Tháp nhu cầu Maslow)
Theo hệ qui chiếu Khoa Học Maslow là 6 nhu cầu
Theo Cấu Trúc Con Người, nhu cầu của con người là Tham và Tưởng về TÀI SẮC DANH THỰC THÙY.
Người yêu thương bản thân là người sẽ đáp ứng cho bản thân đủ đầy tất cả các nhu cầu, hay còn gọi là mong muốn.
Năng lượng: Là trạng thái cảm xúc nội tâm mong muốn gắn kết, gắn bó, sở hữu của mình đối với chủ thể được yêu thương
- Ai đó cảm nhận người khác yêu thương mình lớn hơn mình yêu thương họ thì mình sẽ nghe lời họ
Vật chất: Thể hiện là Tôn Trọng - Là Chia Sẻ - Là Liêm Chính - Là Bao Dung
Bao dung:
Theo Unesco: là tôn trọng, thấu hiểu sự khác biệt của người khác đối với mình trong phong tục tập quán, quan niệm sống, niềm tin và tôn giáo, chủng tộc và cách thực hành động; chấp nhận cho người khác làm những chuyện mà bản thân mình không tán thành trong một sự giới hạn nhất định để hướng họ tự giác tới sự tốt đẹp.
- Theo hệ quy chiếu Cấu trúc con người:
+ Bao dung là trạng thái nội tâm không Dính mắc với bất kỳ điều gì diễn ra trong tâm trí mà do tác động của hoàn cảnh bên ngoài.
+ Là trạng thái nội tâm mà khi đó Tham và Tưởng được ngừng lại.
- Người bao dung với con người là người mà trạng thái nội tâm của họ không dính mắc với bất kỳ điều gì ở hành vi của người khác → tức là không thấy mọi hành vi của con người là có vấn đề, là có lỗi. Bao dung là tình yêu vĩnh cửu.
- Kết quả của bao dung: hướng tới sự thay đổi tốt đẹp.
- Bao dung cho lỗi lầm của người khác là cách đơn giản nhất để cứu lấy tương lai của chính mình. Vì: thường thì người ta lấy lỗi lầm của người khác để dằn vặt chính mình và thù hận là lấy thuốc độc cho mình uống và cầu cho người ta chết.
- Công bằng là sự trả giá cho lỗi lầm 1 lần. Khi đã đau khổ do lỗi lầm của mình gây ra thì tức là mình đã trả giá 1 lần rồi, đã có sự công bằng rồi. Nếu còn dằn vặt nhiều lần tức là trả giá nhiều lần thì chính là không công bằng với chính mình.
- Cách làm: Bao dung cho chính mình rồi sẽ dễ dàng bao dung cho người khác.
BAO DUNG đến từ trạng thái của nhận thức bên trong.
BAO DUNG LÀ NGƯỜI TỰ GIÁC HƯỚNG ĐẾN SỰ TỐT ĐẸP
1 người nói tôi bao dung rồi thì không thể bao dung được, nó bị dính mắc rồi, nó chỉ ở được mức tha thứ là cùng.
Đừng hiểu lầm là phải bao dung với bất kỳ ai, chọn lựa trong mối quan hệ của chúng ta, nếu ai mình muốn gắn kết mối quan hệ xã hội lâu dài thì khởi tạo đức tính bao dung.
Cần sự bao dung cho con người không bao dung cho công việc
Trân trọng biết ơn:
Là trạng thái cảm động nội tâm trước sự vật sự việc hiện tượng hay con người
Người trân trọng biết ơn: là người mà trạng thái nội tâm của họ luôn có sự cảm động trước sự vật sự việc hay hành vi của người khác
Cảm động nội tâm: là trạng thái cảm nhận của nội tâm về điều mà mình không xứng đáng có mà lại có
- Trân trọng – Biết ơn cái gì thì cái đó Bội tăng. Nên:
“Trân trọng là tốc độ, Biết ơn là phương hướng
Trân trọng mới sở hữu, Biết ơn mới thiên trường địa cửu”
- Sự Hiển nhiên xuất hiện thì sự Trân trọng – Biết ơn biến mất và sự Oán trách xuất hiện.
- Cách làm: chỉ cần cảm thấy mình không xứng đáng có nhưng mình lại có → sự CẢM ĐỘNG xuất hiện thì sự Hiển nhiên biến mất
Hiển nhiên xuất hiện thì trân trọng biến mất
NHÂN CÁCH TRÂN TRỌNG – BIẾT ƠN
Trân trọng Biết ơn
+ Trân trọng biết ơn là trạng thái cảm động nội tâm trước sự vật, sự việc, hiện tượng hay con người.
+ Người trân trọng biết ơn là người mà trạng thái nội tâm luôn có sự cảm động trước sự vật, sự việc, hiện tượng, hành vi người khác.
+ Cảm động nội tâm là trạng thái cảm nhận bên trong nội tâm xuất hiện khi điều mình không xứng đáng có nhưng mình lại có, là điều mà bản thân nhận được vượt ngoài cái tưởng và tham của thực tại về tài, sắc, danh, thực, thùy.
TAM GIÁC HIỆN THỰC -
TRÂN TRỌNG BIẾT ƠN
TTH: Trân trọng biết ơn là trạng thái cảm động nội tâm trước sự vật, sự việc, hiện tượng, hoàn cảnh hay con người; là trạng thái cảm nhận bên trong nội tâm xuất hiện khi bản thân nhận được điều mình không xứng đáng có mà lại có, điều mình nhận vượt ngoài tham tưởng thực tại của bản thân về tài sắc danh thực thùy
NLH: Xóa bỏ hiển nhiên, xóa bỏ oán trách
VCH: Phân tích phân biệt tính hữu dụng của sự vật, sự việc, hiện tượng, con người, hoàn cảnh
TÂM NIỆM:
o Điều là người khác làm cho mình là điều không nên làm
o Điều mình làm cho người khác là điều nên làm
o Có kế hoạch xài tiền có ý nghĩa là gián tiếp trân trọng đồng tiền
Trân trọng thì mới sở hữu, biết ơn thì mới thiên trường địa cửu
Người sở hữu không trân trọng thì người trân trọng sẽ sở hữu
Trân trọng là tốc độ biết ơn là phương hướng
Tôi đơn giản để cảm động trước hành vi của người khác
Thông tin được chuyên chở bằng nguồn năng lượng gì quyết định nó đi đến đâu
Khi giữ được nguồn năng lượng của sự ttbo sẽ giúp chúng ta bội tăng những gì chúng ta đang có
●Nuôi dưỡng cảm động nội tâm trước hành động đơn giản người khác làm cho mình
● Dùng trân trọng biết ơn để tránh ngã mạn nội tâm
● Không mưu cầu người khác đáp ứng tài sắc danh thực thùy
● Thói quen Phân tích phân biệt tính hữu dụng của mọi thứ xung quanh (cả những điều như ý, bài học từ điều bất như
Khiêm tốn:
Khiêm tốn là một nhân cách cực kỳ quan trọng của con người.
Góp đủ tiền thì tập hợp được người
Đủ sự độ lượng thì được người
Đủ sự khiêm tốn thì thu phục được người
Đủ sự đi trước thì dẫn dắt được người.
Khiêm tốn giúp bảo vệ phước báu của con người và bảo vệ công đức của con người.
Khiêm tốn chi phối bởi 2 triết lý và 1 quan niệm.
Triết lý cây lúa
Chúng ta quan sát lại một cây lúa, cây lúa bắt đầu trổ bông lên. Người ta khuyên lúa chín thì phải cúi đầu, nếu lúa không chín mà cúi đầu thì sao? Họ đạp cho nó xuống đất hoặc loại bỏ. Vậy một con người chưa có thành tựu gì tại sao cúi đầu vậy? Để cho người ta không dòm ngó mình vậy, người ta đạp cho mình chết luôn. Chúng ta nỗ lực làm việc nhưng mới đầu làm đã làm được gì đâu mà bày đặt khiêm tốn.
Nên trong quá trình cúi đầu đó người ta tưởng mình dở người ta đạp mình chết luôn nên cuối cùng không ngóc lên được. Nhiệm vụ của mình là ngóc lên vươn cao lên để cho người ta thấy mình còn sống người ta tưới nước bón phân người ta nuôi dưỡng để cho từ từ mình mới chín.
Mình đã làm đứng thứ 3 thứ 5 trong ngành đó chưa? Chúng ta đã đứng đầu dòng họ đó chưa? Trong giới bạn bè các anh chị đứng đầu trong giới bạn bè chưa? Chưa có gì cả mà còn bày đặt khiêm tốn nên người ta không có bồi dưỡng mình tại vì cây lúa chưa ra hạt chín mà cúi đầu người ta tưởng lúa hư lúa lép người ta cắt bỏ hoặc người ta chà đạp nó nên thông thường con người bị chết là do cúi đầu không đúng lúc.
Cúi đầu là tự ti, nên ng ta không bồi dưỡng. Chúng ta quan sát, ai đó còn trẻ mà quyết tâm làm gì đó ai nói gì kệ thì ngạo mạn rồi sẽ có ng bồi dưỡng cho đến lúc thành công nó tự cúi xuống không. Nhưng mình chưa có vươn lên mà cúi xuống người ta tưởng lúa hư thì thôi lúa hư thì đừng có quan tâm đến nó. Trong hàng trăm đứa trẻ biết đứa nào cho bú trước, có ng nói đứa nào khóc thì cho bú trước => xã hội là theo nguyên tắc đó.
Các bạn trẻ đừng vội cúi đầu xuống vì mình chưa là ai hết
* Cúi đầu theo bối cảnh
Ví dụ: cả làng có mình học đại học thì về làng thì cúi đầu, nhưng ngồi với thạc sĩ, tiến sĩ thì phải vươn lên để họ bồi dưỡng.
⇨ Cúi đầu với người thấp hơn mình và vươn lên với người cao hơn mình.
VD: Mình có vài tỷ mà nói với người ít tiền thì mình cúi đầu. Chơi với người có trăm tỷ, nghìn tỷ thì cần vươn lên
* Cúi đầu phù hợp bối cảnh, phù hợp môi trường
Khi mình biết cúi đầu và ngẩng đầu phù hợp với bối cảnh. Khi mình cảm nhận nội tâm những gì mình có ngày hôm nay là do người khác mang lại một cách thật sự thì qua thời gian người đó người ta đánh giá người đó là người khiêm tốn.
Nếu ai khen thầy hay thì cảm nhận sâu sắc bài học là do học viên tương tác cùng thầy mang lại, họ có sự chuyển hóa, bài học, họ ngộ là do công đức phước đức của họ, họ do thầy cô, chuyên gia, cao nhân mang đến cho họ … mình đâu có tự nghĩ ra được mấy cái này.
Đối với trẻ con nói đạo lý là trẻ ghét lắm. Chú ý, khi con hỏi hãy nói.
Đối với người già thì mình nói chuyện cứ vươn lên thoải mái, họ sẽ chỉ mình thêm.
Khiêm tốn không tự mình đánh giá được mà phải do người khác đánh giá, nếu ai đó khởi xướng một ý niệm tôi là một người khiêm tốn thì người đó không còn khiêm tốn nữa.
Khi quan sát, khi ai đó ghi nhận mà mình nói đâu có gì đâu đâu có gì đâu, nhiều người làm không được mà mình làm được thì mình ngạo mạn.
=> Con người tự nhận mình là khiêm tốn là không thể.
* Triết lý bình trà: người dạy mưu cầu người khác đổ cốc ra thành cốc rỗng, mà thầy dạy bình nước thầy là vô hạn thầy đổ mãi mãi đến ngày nước của thầy thay toàn diện nước trong cốc đã có. Triết lý này khác triết lý cây lúa. Nếu bình và ly ngang nhau thì không rót nước cho nhau, nên cùng nâng ly và bình lên cho phù hợp để rót cho không bị rớt.
* Triết lý NGU:
Ngu ở đây là thừa nhận người khác vượt trội hơn mình, một người cảm nhận xung quanh đều là người ta vượt trội về điều gì đó thì có phải người đó phát huy toàn bộ nguồn lực xung quanh ko? Một người luôn luôn thấy người khác vượt trội hơn mình thì người đó qua thời gian người ta đánh giá người đó khiêm tốn không?
VD: trong công việc giao quyền và chuyển giao chuyên môn cho người khác thì mình cứ ngu dần đi.
Ngu ở đây là bồi dưỡng những người quanh mình trở thành nhân tài chứ không phải là mình ngu để nhân tài gánh vác và cùng làm nhiều việc.
Nhiều khi ngu để nhờ người giúp đỡ mình, họ gánh vác giúp mình.
Trả họ về đúng với vai trò, vị trí của họ ( Ứng dụng quy luật Cộng Sinh)
Câu chuyện: Có 1 con chó, nó mất tích. Ông chủ mới đi gặp cảnh sát trưởng mới nói nếu tìm lại được con chó cho tiền nhiều lắm lùng xục khắp nơi tìm kiếm con chó cho bằng được. Khi tìm thấy:
ông cảnh sát mới hỏi con chó “Con bị bắt hay con bị lạc”
chó nói: không, con ko bị ai bắt, cũng ko bị lạc mà con bỏ đi.
Ông cảnh sát nói: Ông chủ con thương con như vậy mà, bỏ ra nhiều tiền để tìm con sao con lại bỏ đi?
Chó nói: Không con muốn bỏ đi, ông đừng cho con về nữa. Ông cho con về con cũng bỏ đi thôi
Ông cảnh sát: Nói lý do tại sao?
Chó nói: nói thật ra 3 tháng trước ông chủ ông gắn 1 hệ thống chống trộm người ta xa gần 20 m con người trộm đến là nó đã kêu lên rồi. Mà ông biết con là chó nên nhiệm vụ của con là sửa chống trộm, mà ông gắn hệ thống chống trộm đó thì buổi tối con còn việc gì làm nữa nên thôi con đi cho nó khỏe
Nên ai ko dùng được triết lý ngu thì dần dần người sẽ bỏ đi hết. Lãnh đạo không biết ngu thì dần dần người ta sẽ bỏ đi, bởi người ta không có vai trò.
* Quan niệm: THÀNH TỰU DO NGƯỜI
MƯỢN LỜI ĐỂ TRỢ MÌNH
Khai mở trí tuệ do Thiện đại tri thức
Tư duy là do chuyên gia
Cống hiến gánh vác do Nhân tài
Tương trợ do Thần tài
Kết nối do Nhân Mạch
Minh sư dẫn dắt
Cao nhân chỉ điểm
Đạo lý do Thầy cô
Quý Nhân giúp đỡ
LUÔN THỪA NHẬN NHỮNG GÌ MÌNH CÓ LÀ DO NGƯỜI KHÁC MANG LẠI => thì nội tâm của mình sẽ khiêm tốn (THÀNH TỰU DO NGƯỜI)
Mình thực sự biết ơn họ thì họ sẽ biết ơn mình
Triết lý cây lúa + triết lý ngu + thành tựu do người = KHIÊM TỐN => không thất thoát phước đức, trợ duyên tốt cho nguồn năng lượng của trân trọng biết ơn, và luôn thừa nhận người xung quanh vượt trội hơn mình (sâu nội tâm bên trong mình)
Mình đi sau người ta nhiều bước thì ng ta khinh thường mình, hơn người nhiều bước họ ngưỡng mộ mình, gần ng ta 1 bước họ ghen ghét mình, ngang bằng thì họ đố kỵ
Chuyển hiện thực:
Nguồn năng lượng của an vui, bao dung, trân trọng biết ơn là tâm thái => triển khai chuyển hiện thực. Trước khi nói 1 chủ đề thì mình xóa hết mình không còn là ai nữa sau đó em trở thành người của chủ đề đó nhập zô sau đó chuyển cái biết tin hiểu cho cả nhà xong hết chút xíu xóa bỏ về không và chuyển sang chủ đề khác để chuyển tiếp.
Đủ sự đi trước thân giáo. Chuyển hiện thực cho người khác.
Góp đủ tiền thì tập hợp được người.
Đủ sự độ lượng thì được người.
Đủ sự khiêm tốn thì thu phục người
Đủ sự đi trước thì dẫn dắt người.
Nên khi con người bỏ tiền ra, người về, ko đủ bao dung thì người đi. Nhưng khi ở lại mà ko thấy khiêm tốn, thấy người ta vượt trội hơn mình, người ta luôn thấy điểm gì đó vượt trội mình, cảm giác giá trị khi ở gần mình.
Nhân cách có vấn đề nên người ta không thích ở gần.
Chân thật
Sự chân thật: là những gì không thay đổi qua không gian và thời gian
Sự chân thật không do suy nghĩ mà ra.
Chân thật là thuần nhận thức nội tâm không dính mắc bởi lớp tánh và lớp tình: Là những gì không thay đổi qua không gian và thời gian.
- Khi có sự Chân thật nơi chính mình thì người đó đạt tâm thái an vui.
- An vui: Là trạng thái nhận thức nội tâm mà khi đó Tham và Tưởng về Tài Sắc Danh và Thuỳ được Buông Dừng Thôi và Dứt.
Là trạng thái nhận thức nội tâm xuất phát từ sự Chân thật nơi chính mình, xuất phát từ nghe thấy nói biết mà không Dính mắc vào lớp Tánh và lớp Tình của con người.
Là trạng thái nhận thức nội tâm biết mình đang nghe, biết mình đang biết, biết mình đang thấy và biết mình đang nói.
- Người đạt tâm thái an vui:
+ là việc sở hữu đủ đầy hay không đủ đầy vật chất thoả mãn Tánh Tưởng và Tánh Tham cũng không còn là yếu tố quyết định đến sự Vui vẻ.
+ Là người khi nghe và thấy vấn nạn của đối phương thì chỉ biết mình đang nghe, chỉ biết mình đang thấy. Có thể gọi là lắng nghe trong an vui, thanh tịnh.
- Khi không An vui được, dùng NHẤT TỰ THIỀN: BUÔNG - THÔI – DỪNG – DỨT.
- Rảnh: AN VUI, sống trọn vẹn từng giây phút hiện tại
Suy nghĩ: nghĩ về Giàu toàn diện – hay ngôi nhà WIT HOME, hướng đến điều mình mong muốn
Nói chuyện: TRÂN TRỌNG - BIẾT ƠN
Trước đây mình chưa có chân thật thì
KIỂM THẢO BẢN THÂN
Kiểm thảo bản thân là hình thức nói về bản thân trước đây chưa có được những nhận thức đó, chưa thấy hiểu, chưa thông hiểu, chưa thấu suốt nó....chưa gì đó, nhưng nhờ gặp cao nhân chuyên gia mới có nhận thức đó, nhờ nhận thức đó mới có để chia sẻ cho người khác
Trước đây tôi cũng không có sự bao dung, nhưng từ khi chuyên gia chỉ điểm tôi mới biết bao dung là gì, nên giờ tui nói cho bạn biết, bao dung bao gồm cái gì, bao dung vị tha, khoan dung. .[Bich1] Khi tách ra nói cái này, kiểm thảo cái này thì các anh chị không bị gẫy
Tách ra nội dung để nói chuyện thì các anh chị phải có sự kiểm thảo cái này
Kiểm thảo bản thân nó là 1 lộ trình.
NHÂN CÁCH CHÂN THẬT:
BIẾT MÌNH ĐANG NÓI
BIẾT MÌNH ĐANG THẤY
BIẾT MÌNH ĐANG NGHE
NHÂN CÁCH CHÂN THẬT BỘC LỘ QUA 3 CÁI:
1. Cảm nhận nội tâm 1 con người đơn giản, thuần nội tâm.
2. Ánh mắt của họ đơn giản, nhìn ánh mắt đơn giản, lắng nghe thì hạn chế tư duy, nhìn thì hạn chế tưởng, Họ lắng nghe mình, thì họ không có sự phán xét, mà họ có một nhận định rất khách quan mà có cảm thụ nội tâm.
3. Nhìn vào ánh mắt của họ. Lời nói đơn giản, lời nói hạn chế cái tưởng trong lời nói, hạn chế suy nghĩ nhất chứ không phải vô tri vô giác khi nói chuyện.
=> 3 cái này cộng lại thì đạt được Nhân Cách Chân Thật.
Trong xã hội hiện nay ít người nhận được trọn vẹn. MỐI QUAN HỆ sâu dày và bền vững khi có nhân cách chân thật.
NHÂN CÁCH CHÂN THẬT ĐƯỢC XÂY DỰNG DỰA TRÊN NỀN TẢNG CỦA TRÍ TUỆ.
Biết mình đang nói. => Hạn chế cái tưởng trong lời nói của mình. Nói đừng suy nghĩ.
Biết mình đang thấy. => Hạn chế cái nhìn thấy của mình.
Biết mình đang nghe. => Hạn chế cái đang nghe của mình.
=> Ba cái này cộng lại thì các anh chị làm được cái này thường xuyên thì nhân cách chân thật có trong người khác và mình có được cái này trong mình.
Nhân cách là do người khác đánh giá, chứ mình không tự đánh giá được, và tương tự cho khiêm tốn cũng vậy.
NHÂN CÁCH – NHÂN HIỆU
NHÂN CÁCH ẢNH HƯỞNG RẤT LỚN TỚI NHÂN HIỆU.
NHÂN CÁCH ĐẠI DIỆN CHO NHÂN HIỆU LÀ BỀN VỮNG NHẤT. GIÀU TOÀN DIỆN CÒN VỮNG NỮA.
Nhóm con người ngồi lại với nhau và nâng đỡ nhau. Trên bầu trời có 1 ngôi sao thì hàng vạn ngôi sao xuất hiện. ( HÌNH ẢNH BÌNH NƯỚC – VÀ LY NƯỚC
Thay vì nổ lực cố gắng để xây dựng hình ảnh ai đó trong mắt người khác nhưng người đó không xuất phát từ tâm thái trí tuệ thì mọi cái xây dựng có bền không nên có 1 số anh chị năng lực rất giỏi qua thời gian tâm thái phẩm chất nhân cách không phù hợp nên không quảng tiếp tục được vì nếu như vậy giết chết họ. Wit đánh giá cao người có tâm thái trí tuệ phẩm chất chứ không phải năng lực cao ko giống người bên ngoài đánh giá năng lực cao. Nên có 1 số người thích sự nổi tiếng thích ảnh hưởng cho con người tưởng rằng có năng lực tốt là phát triển được thấy năng lực tốt người ta không quảng bá cho mình cái chán và bỏ môi trường tại vì nhân hiệu đó không bền vững.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỆN TOÀN NHÂN CÁCH
Cách nào để rà soát để bên trong có sự chân thật? Có sự khiêm tốn? Bao dung? Yêu thương? Trân trọng biết ơn? Làm sao nhận thức nội tâm có niềm tin, trí tuệ, vui vẻ, hy vọng?
1. Nắm bắt khái niệm
- Sau khi đủ khái niệm nguồn và hệ quy chiếu phù hợp
- Quan sát, nghiên cứu về nhân quả và nghiệp, thì mình đem ánh sáng vào rất nhiều, lâu lâu mình đem 1 vài bóng tối để làm rõ hơn và trước dây mình chưa có cái đó, nhưng mình càng làm rõ, càng thấu hiểu được.
- Khái niệm nguồn của Wit rất đặc biệt, tích cực không phải ở lời nói mà có cả đức tính nữa, sau đó đem về copy cho gia đình, thì lúc đó mình trở thành bậc thầy trong kinh doanh là kinh doanh môi trường.
- Biết cội nguồn từ họ nhưng không phải lỗi do họ
- CHỈ CẦN THAY ĐỔI BÊN TRONG LÀ THẾ GIỚI BÊN NGOÀI THAY ĐỔI, chỉ cần thay đổi bên trong là bên ngoài chuyển hóa.
2. Làm lớn Ưu điểm
Nhân cách là trạng thái nhận thức và cảm xúc với bản thân và con người, sau đó tiếp xúc với con người mình làm lớn nó lên, thuận duyên thì mình dạy cho người ta khái niệm nguồn và cố định thông tin, làm lớn cái người ta có, thì càng ngày bên trong mình lớn lên và nhân cách mình kiện toàn
Mình nhìn thấy người ta có nhân cách gì tốt, mình làm lớn nó lên NHIỆM VỤ CỦA MÌNH LÀ ĐI KIỆN TOÀN NHÂN CÁCH
3. Quảng bá :
Dùng khẩu để kiện toàn nhân cách
- 9 Nhân Cách: Vui Vẻ, Niềm Tin, Hy Vọng, Trí Tuệ, Trân Trọng Biết Ơn, Yêu Thương, Bao Dung, Khiêm Tốn, Chân Thật đơn giản để Quảng Bá về một người.
- Nhiệm vụ của mình đi kiện toàn nhân cách của chính mình bằng cách mình đi làm lớn lên nhân cách của người khác qua thời gian mình làm rõ và nhân cách mình kiện toàn dần.
- Nhận thức nội tâm lấy sự chân thật làm nền tảng, lấy sự khiêm tốn làm nền tảng ra ngoài, ở trong lấy sự chân thật rồi thì bên ngoài thể hiện sự khiêm tốn.
KHÔNG CÓ GÌ ĐƠN GIẢN HƠN LÀ DÙNG LỜI NÓI ĐỂ KIỆN TOÀN NHÂN CÁCH, DÙNG QUẢNG BÁ ĐỂ KIỆN TOÀN NHÂN CÁCH , NÓI CHO NGƯỜI TA VUI VẺ, HY VỌNG NIỀM TIN TRÍ TRUỆ
Cách làm: Nhân cách của con người rất Đơn giản để Kiện toàn nhân cách – 2 bước:
+ Bao dung cho chính mình:
Ngừng lại oán trách bản thân,
Ngừng lại Tham và Tưởng về bản thân và
Trân trọng – Biết ơn sự tồn tại của bản thân.
+ Đặt Ý vào người xung quanh:
1. Chỉ cần họ hiện diện – trân trọng biết ơn sự hiện diện
2. Dừng lại Tham và Tưởng về sự thay đổi của họ. CHỈ CẦN THAY ĐỔI BÊN TRONG LÀ THẾ GIỚI BÊN NGOÀI THAY ĐỔI, chỉ cần thay đổi bên trong là bên ngoài chuyển hóa
GIÀU TÂM THÁI là trọng điểm để KIỆN TOÀN NHÂN CÁCH
Chọn gì trước để KIỆN TOÀN NHÂN CÁCH: tuỳ người nhưng nên chọn 3 cái nền tảng: + Trân trọng – Biết ơn: mang lại cuộc sống đủ đầy cho bản thân
+ Bao dung: mang lại mối QHXH tốt đẹp
+ Chân thật ( An vui): mang lại phi vật chất
TRỌNG ĐIỂM TÂM THÁI LÀ AN VUI - NHÂN CÁCH KIỆN TOÀN LÀ CHÂN THẬT ( TRỌNG ĐIỂM CỦA TRỌNG ĐIỂM)
Thường con người sẽ chọn Trân trọng – Biết ơn nhưng Trân trọng - Biết ơn có Bao dung và Chân thật thì mới vững bền.
Tiếp theo: chọn Trí tuệ → chỉ cần đặt Ý niệm là Nâng tầng trí tuệ cho con người.
Từ khi có Trí tuệ thì rất ĐƠN GIẢN để Yêu thương và Vui vẻ, Niềm tin, Hy vọng, Khiêm tốn từ từ tới.
KHÔNG tập trung vào hiện thực của mình mà TẬP TRUNG VÀO 7 sự Giàu Toàn diện: LÀM SIÊNG - LÀM RÕ về Biết – Tin – Hiểu, về Thông tin – Năng lượng – Vật chất của 7 sự Giàu Toàn diện.
Quảng Bá Nhân cách của Người Khác + 8 Tố Chất Nhân Tài à Rõ HÌNH ẢNH TÂM TRÍ về Nhân Cách Kiện Toàn và Kiện Toàn Nhân Cách của mình.