TIỂU ĐỀ 91

91.   Tư vấn huấn luyện về quy luật Cộng sinh.

TRỌNG ĐIỂM

Trọng điểm: Giải thích quy luật cộng sinh, làm rõ tương quan/tương tác các mối quan hệ xã hội hàng ngày. Ứng dụng trong cuộc sống. Chuyển giao hiện thực liên quan.

MỤC TIÊU

Lý do cốt lõi: Nâng tầng bậc trí tuệ về nhân sinh quan và thế giới quan. Biết cách xác định bản thân và ứng xử trong trường hợp nhất định è đạt cuộc sống tốt đẹp 

• NẾU LÀ DÂY: trọng điểm rèn luyện là TÂM THÁI, NĂNG LỰC, và THỂ CHẤT. 

• NẾU LÀ CUA: cần có TRÍ TUỆ, NHÂN CÁCH, PHẨM CHẤT và VẬT CHẤT 

Định nghĩa: 

Quy luật cộng sinh là một quy luật tự nhiên, đồng thời cũng là quy luật xã hội để chỉ về mối tương quan, tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc, tương thừa, tương vũ trong gia đình, tổ chức và xã hội. 

Ví dụ ông chủ và người làm công cũng là mối liên hệ tương quan trong một chuỗi sản xuất sản phẩm 

MỐI QUAN HỆ CON CUA SỢI DÂY LÀ MỘT DẠNG TRONG MỐI QUAN HỆ CỘNG SINH 

– Chúng ta lấy hình tượng con cua và sợi dây để biểu đạt mối quan hệ này: 

Tương sinh +tương khắc = quy luật chế hóa, kiềng 3 chân. 

Tương sinh và tương khắc không tách rời để thúc đẩy và kìm chế lẫn nhau, tạo sự cân bằng trong cuộc sống, chế hóa để cùng tồn tại và phát triển. 

VD Tương sinh: 

• Nhờ nước cây xanh mọc lớp lên. ( Thủy sinh mộc) 

• Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ( mộc sinh hoả) 

• Tro tàn tích lại đất vàng thêm( hoả sinh thổ) 

• Lòng đất tạo nên kim loại trắng ( thổ sinh kim) 

• Kim loại vào lò chảy nước đen ( kim sinh thủy ) 

VD Tương khắc: 

• Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày ( mộc khắc thổ) 

• Đất đắp đê cao ngăn nước lũ ( thổ khắc thủy) 

• Nước dội nhiều nhanh lửa dập ngay ( thủy khắc hoả) 

• Lửa lò nung chảy đồng sắt thép ( hoả khắc kim) 

• Thép cứng rèn giao chặt cỏ cây ( kim khắc mộc) 


• Con cua: đại diện cho tổ chức, doanh nghiệp. 

• Sợi dây đại diện cho nhân lực. 

• Sợi dây càng tốt càng tạo giá trị cho doanh nghiệp. 

• Giá: GIÁ CẢ, GIÁ TRỊ (giá trị sử dụng, giá trị trải nghiệm, giá trị trao đổi. LÀ DÂY HAY CUA THÌ CẦN LƯU Ý: 

• DÂY: trọng điểm rèn luyện là TÂM THÁI, NĂNG LỰC, và THỂ CHẤT. 

• CUA: cần có TRÍ TUỆ, NHÂN CÁCH, PHẨM CHẤT và VẬT CHẤT 

QUY LUẬT CỘNG SINH (CUA VÀ  SỢI DÂY)

- Một con người đứng đầu tổ chức thì như con cua, người cộng tác thì như sợi dây. 

- Con cua từ nhỏ tới lớn lúc nào cũng muốn khai phá, không muốn đi làm thuê. NÓ xác định rõ vai trò trong cộng sinh. Từ nhỏ tới lớn mình có ước mơ không muốn làm thuê, đi đâu chỗ nào cũng có thiên hướng đứng đầu tổ chức, hô lên có người ủng hộ làm chung. 

- Còn bản chất là dây thì hô lên không ai ủng hộ nhưng trợ duyên cho ai thì được. 

- Một người không đạt hay kém đạt ước nguyện của họ thì đa phần không xác định được mình là cua hay là dây -> Xác định lệch vai trò cộng sinh

-> Họ là dây, dây xịn nhưng tưởng mình là cua nên làm hoài không kết quả. 

-> Nếu ai là cua mà tưởng mình là dây thì cũng làm hoài không kết quả. Là cua mà cứ đi làm thuê thì bị sai khiến, không thể cúi đầu trước bất kỳ ai. Người làm dây thì không dẫn dắt được nên làm hoài không ngon.


- Giá trị dây chỉ 20K nhưng cột vào cua thì mình  lên giá. Dây tái sử dụng được, không bị ăn như cua. Dây xịn người ta để lại.  Con cua mà không có dây buộc thì không có giá trị với người tiêu dùng vì không sở hữu nó được. 


>>> Ai đó tự cho mình vĩ đại mà không có người buộc vào đồng hành thì người đó không có giá trị gì. 

- Là cua hay dây thì tổng nghiệp qui định rồi.

ỨNG DỤNG TRONG TƯƠNG TÁC XÃ HỘI:

- Có những vị trí rất lớn trong xã hội nhưng không phải vai trò mình thì mình không dám làm. 

- Có nhiều người đi làm thuê dễ quá, vị trí mình vẫn là dây, làm thuê 20 năm cái bước ra làm riêng, sau đó không còn đồng bạc. Hiện nay có rất nhiều người như vậy.

- Nếu cá nhân đã là cua thì qua một thời gian các anh chị lớn hơn người đứng đầu.


- Cua không dây thì ý tưởng chỉ là lý tưởng. Người là cua không thể tối ngày thực thi chi tiết. Mình xác định mình là cua rồi, mình làm ra được giá trị nếu có dây xịn buộc vào.

- Dây không có cua thì chuyện gì xảy ra? Các anh chị có nghe nói đứng trên vai người khổng lồ không? Nếu con cua là khổng lồ thì dây đang không là ai lập tức có giá trị liền.


Bồi dưỡng cho dây: năng lực chuyên môn, thể chất, tâm thái, trí tuệ bậc 1 và 2.

Bồi dưỡng cho cua: phẩm chất, năng lực quan niệm xã hội, thể chất, nhân cách, trí tuệ, đặc biệt là trí tuệ bậc 4 vì biết cần làm gì, sức phán đoán tốt, ứng biến linh hoạt. 

-> Khi đồng hành với con cua xịn, cam kết mang lại giá trị làm chủ cuộc đời cho người đồng hành, thì nhiều dây xịn sẽ tụ về. Nếu con cua đó chịu trách nhiệm có sự trưởng thành đến tận cùng của con người thì có nhiều dây xịn không?

-> Một người vừa có thể là cua và dây: cua của gia đình, dây của tổ chức khác, cua của tổ chức này dây của tổ chức khác.

-> Nhân tài là dây. Còn minh sư là cua. 

-> Con cua phải bồi dưỡng dây thay thế con cua. Nên là khi bắt đầu bất cứ cái gì phải có cách kết thúc, thì làm cái gì cũng được. Chứ đừng như tên lửa lao lên không trung, ngừng lại là kết thúc.


Quan trọng là cân bằng ngũ hành, nếu có sự mất cân bằng thì lưu ý:

1. Làm sao cho tốt mẹ, tốt con thì mình tốt. Giúp đỡ cho hành sinh mình và hành mình sinh mạnh lên là mình tốt.

2. Nếu mà mình khắc ai thì mình giúp đỡ cho họ mạnh lên thì mình tốt.


DÙNG MỐI QUAN HỆ CON CUA SỢI DÂY ĐỂ ĐƠN GIẢN HIỂU VỀ MỐI QUAN HỆ CỘNG SINH 

– Chúng ta lấy hình tượng con cua và sợi dây để biểu đạt mối quan hệ này.

Cần xem vai trò, tư cách của MQH này hướng đến mục tiêu chung thế nào nhé!

1. Trong GIA ĐÌNH:

Mối tương quan, tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc, tương thừa, tương vũ trong gia đình thế nào?

- Con cua: đại diện cho NGƯỜI CHỦ GIA ĐÌNH/CHA/MẸ

- Sợi dây đại diện cho người hôn phối/con


2. Trong DOANH NGHIỆP: 

Mối tương quan, tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc, tương thừa, tương vũ trong doanh nghiệp thế nào?

•Con cua: đại diện cho tổ chức, doanh nghiệp.

•Sợi dây đại diện cho nhân lực.

•Sợi dây càng tốt càng tạo giá trị cho doanh nghiệp.

•Giá: GIÁ CẢ, GIÁ TRỊ (giá trị sử dụng, giá trị trải nghiệm, giá trị trao đổi.

 

3. Trong XÃ HỘI: 

Mối tương quan, tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc, tương thừa, tương vũ trong xã hội thế nào? Nhớ lại khái niệm về Tam giác giới để hiểu sự vận hành của thế giới do các thế lực này chi phối như thế nào

- Con cua: đại diện cho CHÍNH PHỦ/ng dân/ng giàu

- Sợi dây đại diện cho người dân/ng giàu/chính phủ.

💖💖💖Nhưng dù LÀ DÂY HAY CUA THÌ CẦN LƯU Ý:

• Nếu là DÂY: trọng điểm rèn luyện bồi dưỡng TÂM THÁI, NĂNG LỰC, và THỂ CHẤT.

• Nếu là CUA: cần có TRÍ TUỆ, NHÂN CÁCH, PHẨM CHẤT và VẬT CHẤT.

THUẦN TÂM

Giữ mãi mong muốn ngày càng rõ, bước đi ngày càng chuẩn thì cái đó là thuần tâm suy nghĩ về điều gì đó mà phấn đấu. 

Trong tâm trí mình luôn hướng về cái điều đó và mình làm.

Ai tác động hay nói gì mình cũng hướng về điều đó làm cho bằng được, chuyên tâm, cố định tâm trí và nhất quán hướng đi gọi là THUẦN TÂM.


>>> Ham muốn tột cùng, tâm thấu suốt khác luôn. Thuần tâm ở khía cạnh người ta đánh giá mình vô cùng chuyên tâm trong từng biểu hiện suy nghĩ & hành động. Mấy cái đó cộng hưởng họ làm rất rõ. Thuần có thể hiểu giống như duy nhất để làm cái đó. Khi tâm thuần, chuyên tâm làm thì sẽ thấu suốt nếu tâm mình thuần cái đó.

Định tâm là cố định hình ảnh tâm trí.

Thuần tâm định hướng phát triển cho thế hệ sau.

Định tâm là như vậy, nhưng sẽ làm trước như thế nào sao cho vẫn làm ngành nghề đó nhưng mà làm cái gì rồi vẫn thuần về điều đã định hướng.

Trong cuộc sống, tư duy tốt nhất giai đoạn đầu cũng cần người dẫn đường đi, có minh sư, cao nhân dẫn dắt mình, chỉ điểm cho mình.


3 DẠNG NGƯỜI CHUYÊN GIA TRONG DOANH NGHIỆP

Mình bồi dưỡng không được thì mời chuyên gia bồi dưỡng. Có thời gian chờ đợi sự trưởng thành của họ trong năng lực không có thì làm. Ai cũng thấy tốn thời gian nên kết nối kém.

THAM KHẢO CHI TIẾT

Các anh chị vẽ con cua đi, con cua ở Việt Nam mua có cột dây. Hình vẽ này liên quan đến qui luật cộng sinh, để nói về tương quan xã hội giữa con người với con người.

Các anh chị từng đi mua cua chưa, thấy có sợi dây không? Bán cua thì dây sao, dây to. Vậy thì á giá dây bằng giá cua khi cột con cua.

Một con người đứng đầu tổ chức thì như con cua, người cộng tác thì như sợi dây. Một người không đạt hay kém đạt ước nguyện của họ thì đa phần khong xác định được mình là cua hay là dây. Con cua từ nhỏ tới lớn lúc nào cũng muốn khai phá, không muốn đi làm thue. NÓ xác định rõ vai trò trong cộng sinh.

Có một số người xác định lệch vai trò cộng sinh. Họ là dây, dây xịn nhưng tưởng mình là cua nên làm hoài khong kết quả. Nếu ai là cua mà tưởng mình là dây thì cũng làm hoài không kết quả. Là cua mà cứ đi làm thuê thì bị sai khiến, không thể cúi đầu trước bất kỳ ai. Người là dây thì không dẫn dắt được nên làm hoài không ngon. Dây tái sử dụng được, không bị ăn như cua. Dây xịn người ta để lại.

Con cua mà không có dây buộc thì không có giá trị với người tiêu dùng vì không sở hữu nó được. Ai đó tự cho mình vĩ đại mà không có người buộc vào đồng hành thì người đó không có giá trị gì. 

Là cua hay dây thì tổng nghiệp qui định rồi. AI khong biết mình là cua hay dây, khong phò ai, không ai phò mình, thì không làm được điều gì vĩ đại. Đáng lẽ là dây mà vào tổ chức làm cua nên mấy con cua cắn nhau, không làm được gì. Gia đình thì cũng vậy.

Cái này là cộng sinh trong tương tác xã hội chứ không phải nói chuyện cua dây. Hình dung nè: ai đó làm cua nhưng không có ai cộng tác. Bản thân Toàn cũng vậy. Ngày xưa có nhiều ý tưởng nhưng không tới đâu. Qui luật cộng sinh ta cảm giác cua thì ngon. 

Có những vị trí rất lớn trong xã hội nhưng không phải vai trò mình thì mình không dám làm. Có những công ty rất thiếu người đứng đầu các anh chị thấy không? Toàn hỏi các anh chị hiện nay có các vị trí trong cuộc sống này, cho lương 50 ngàn đô / tháng, phải có bằng tiến sĩ, phải có bai nhiêu năm kinh nghiệm thì trường… Khong dám ứng tuyển. Nên thành công là dành cho những con người có chuẩn bị trước.

Có nhiều người đi làm thuê dễ quá, vị trí mình vẫn là dây, nên gom tiền ra làm, sau vài năm không còn đồng bạc.

Các anh chị chỉ cần làm tốt vai trò của dây thì giá trị của dây với cua là như nhau.

Cua không dây thì ý tưởng chỉ là lý tưởng. Người là cua không thể tối này thực thi chi tiết Cua không có kiên nhẫn làm hoài các chi tiết. 

Cua mà không có dây xịn thì cua đâu có giá trị.

Dây không có cua thì chuyện gì xảy ra? Các anh chị có nghe nói đứng trên vai người khổng lồ không? Nếu con cua là khổng lồ thì dây đang không là ai lập tức có giá trị liền.

Câu hỏi: trong 7 sự giàu toàn diện thì bồi dưỡng cái gì cho cua và cho dây?

Làm dây thì phải có năng lực và thể chất. Cua rất thích tâm thái của người dây. Ba yếu tố này cực kỳ quan trọng để làm dây xịn.

Còn nếu mà người dây này có nhân cách kiện toàn nữa thì sao? Được.

Về trí tuệ thì yêu cầu dây có đỉnh của trí tuệ bậc 1 và 2. Một con người làm dây thì phải phân biệt được đúng sai thật giả, phân tích để làm chứ. Rồi khi chuyện xảy ra mà chỉ đổ lỗi cho cua thì cua nó khong thích, nên dây xịn phải có trí tuệ bậc 2.

Bây giờ coi cua nè:

Ưu tiên là phải có phẩm chất. Rồi trí tuệ. Nhất là trí tuệ bậc 4 thì các sợi dây nó thích. Cô Hoàng Anh hay thích Toàn có mặt trong các sự kiện. Cổ nói thầy chỉ cần có mặt thôi. Khi cần có ứng biến gì thì con cua có trí tuệ bậc 4 nó đặc biệt lắm. Không làm gì trơn á, ngồi đó chơi đi ngủ gì đó thôi. Nhưng khi có chuyện gì cần ứng biến linh hoạt thì mình sẽ ra tay.

Giống như đi tổ chức chương trình, Toàn đi trước 1 ngày, chẳng làm gì chỉ dẫn vợ con đi chơi. Nhưng mình dự được phải làm gì làm gì. Cái đó gọi là sức phán đoán.

Về vật chất các anh chị cần nắm bắt: khong phải là có tiền thiệt nhiều nhưng người ta cảm giác được là đồng hành với con cua đó sẽ có nhiều vật chất. Thì họ mới đồng hành. Thà các anh chị khong có đồng bạc nào nhưng người đồng hành thấy tương lai có giá trị. Cũng có cái cao hơn vật chất nữa, đó là những nhà lãnh đạo tâm linh rồi. Có khi khong phải vật chất mà là chất lượng cuộc sống. Khi đồng hành với con cua xịn, cam kết mang lại giá trị làm chủ cuộc đời cho người đồng hành, thì nhiều dây xịn sẽ tụ về. Nếu con cua đó chịu trách nhiệm có sự trưởng thành đến tận cùng của con người thì có nhiều dây xịn không?

Ưu tiên thể hiện thêm thể chất,nhân cách, cái thể hiện ra ngoài thấp nhất của cua là năng lực.

Còn bên dây: từ từ bồi dưỡng phẩm chất (6) và vật chất (7)

Dây có đặc tính nè: năng lực, thể chất, tâm thái

Cua: quan trọng nhất là phẩm chất, nghĩ đến tứ trọng ân, quôc gia, xã hội, chứ tối ngày rút rút cho gia đình thì mắc gì tui phải đồng hành cùng ông. Rồi đến trí tuệ nhưng tầng bậc nào dùng nhiều, tầng 4 quan trọng lắm cho cua.

Người làm dây thì năng lực chuyên môn, làm cua thì năng lực về quan niệm xã hội.

Muốn dây thành cua: bồi dưỡng năng lực của dây sau đó thêm các tố chất của cua, trí tuệ nâng lên, có tham vọng về vật chất cho người, thì nó thay đổi thôi.

Thay đổi 1 triều đại thì người ta xử con cua còn dây giữ lại. Chuyên gia thì dù thời cuộc thay đổi nhưng họ vẫn trị lại được. Khi đổi lãnh đạo quốc gia thì người ta xử cua hết còn họ tháo dây ra để cột lại cho họ. Gia phả Gia Cát Lượng ổng truyền lại là các đời sau phải học y và truyền lại tới nhiều đời sau, còn vua chúa thì bị diệt sạch không còn một mống.

Mình có vai trò là dây thì cũng có giá trị. Yên ổn an bình nhất là dây, có thẻ khong danh tiếng như cua nhưng rất ok.

Các anh chị đừng có dính hình con cua sợi dây, nó chỉ là cái hình tượng để diễn đạt vai trò của con người trong xã hội. Khi chuyển đổi vai trò thì chúng ta chuyển đổi, nếu làm tròn vai trò của mình tròn xh thì tốt.

Còn chúng ta nói chính là khái niệm để nhận diện nhân tài. Thấu hiểu được vai trò của nhân tài ta sẽ làm được nhiều điều thú vị hơn.Khi mình định vị mình là nhân tài thì là cua hay dây? Nhân tài là dây. Còn minh sư là cua. Ý nghĩa vậy đó. NHân tài là dây. 

Nên con người bắt đầu mọi cái là chuyện phải bắt đầu rồi. Nhưng hay hơn đó là cách ta kết thúc công việc. Ý niệm này rất quan trọng. Như cách Toàn kết thúc Wit như thế nào để Wit phat triển trường tồn thì đó mới gọi là người có tầm nhìn. Theo các anh chị Toàn đã tư duy cách kết thúc công việc của mình chưa? Rồi, nên mới chọn hướng đi chuyển giao toàn bộ cho các anh chị. Kết thúc là khủng khiếp quan trọng hơn nữa. Một nhà lãnh đạo thực thụ phải nghĩ đến chuyện kết thúc.

NÓi lại một lần nữa để các anh chị chú ý. Khi các anh chị khởi động và vô guồng máy rồi, nếu ngừng lại là gãy nếu các anh chị không chuẩn bị ngay từ đầu. Các công ty như Tesla hay Alibaba đó, nhìn hình tướng thì ngon lành nhưng ngừng là gãy vì người lãnh đạo không chuẩn bị để rút lui. Con cua phải bồi dưỡng dây thay thế con cua. Nên là khi bắt đầu bất cứ cái gì phải có cách kết thúc, thì làm cái gì cũng được. Chứ đừng như tên lửa lao lên không trung, ngừng lại là kết thúc.

Phải có tâm niệm bồi dưỡng cho những người đi sau, thế hệ sau mình vượt trội hơn mình gấp vạn lần. Đừng có ham mình vượt trội. Hiển nhiên thân giáo là việc khác.

Các anh chị không cần đưa ra lộ trình kết thúc công việc. Chỉ cần ủng hộ cho người sau vượt trội hơn mình. Lúc nào đó có người làm lớp nội tâm vượt trội hơn Toàn thì Toàn có rút lui khong? Ngủ cho khỏe, công đức phước đức cũng như nhau mà, truyền đăng tục diệm!

Sợi dây là xã hội con người tạo ra, con cua là tự nhiên, cả hai cộng lại mới thể hiện được hết vai trò. Chú ý cái đó.

MÌnh có thể là cua trong gia đình, dây ở chỗ khác. Khi các anh chị làm cho doanh nghiệp lớn rồi mở công ty riêng thì có phải các anh chị là cua khong. Mà phải chuyển đổi tâm thái. Hay bị vướng cái tâm thái này.

Làm rất nhiều như trâu như bò mà hưởng thụ rất ít, kết quả cuộc sống thay đổi rất ít. Có giai đoạn làm nhiều, hưởng nhiều. Xong có giai đoạn làm ít, hưởng nhiều. XOng tới không làm mà hưởng nhiều.

Có những người cả đời khong chuyển dịch được, không ngừng lại được, vì ngừng lại là hủy. Nên phải chuyển đổi tâm thái. Tới khi không làm mà hưởng nhiều thì là 1 sự chuyển đổi rất lớn.

🡪 Tại sao gai đoạn này khong làm hưởng nhiều? Do có TÂM THÁI.

Toàn lấy ví dụ chuyển đổi tâm thái. Mình nghèo khổ quá, cuộc sống khó khăn quá, mình nghèo quá, nên khi mình nỗ lực, cái tâm niệm của mình lúc đi làm là thấy những người giúp người thì cuộc sống của họ thay đổi tốt hơn. Nên mình khởi ý niệm làm sao giúp người. Ý niệm đó là âm khi hành động.

Qua thời gian làm lòi con mắt ra, làm 10 được hưởng 2 thôi. Tới thời gian trong một tích tắc phước báu sao đó ta làm không vì đọng cơ đó nữa, mà chỉ vì người mà làm. Phổ độ chúng sinh thành Phật hay vì muốn thành phật mà phổ độ chúng sinh? Hai người đó khác nhau không? Nếu vì mình mà làm thì làm hoài làm hoài. Nhưng nếu chuyển đổi tâm thái vì người mà làm thì làm ít hưởng nhiều.

Vì phổi độ chúng sính thành phật hay vì muốn thành phật mà phổ độ chúng sinh? Con cua vì để lại di sản mà làm thì ngay từ khởi tạo đã thu hút con người. Còn mình là sợi dây mà giả bộ làm cua nên thấy con người có vấn đề. Từ dây qua cua là phẩm chất yêu thương. Cua là vì tổ chức, xã hội. Dây thì chỉ lo cho bản thân và gia đình hơi đâu nghĩ chuyện cao xa.

ngay từ khi bắt đầu mà làm vì người thì có đạt được làm ít hưởng nhiều khong? Có, nó thuộc về TÂM THÁI.Chỉ cần chuyển đổi tâm thái thôi là chuyển đổi toàn diện. Thì xem lại coi mình có oán trách không, có vì người mà làm không.

Nên là nhớ câu này: vì phổ đọ chúng sinh mà thành phật. Nhưng vì muốn thành phật mà phổ độ chúng sinh thì có sao không? Mừng thấy bà đi, nhưng tâm thái vì chúng sanh mà làm thì mới chuyển đổi cuộc đời. Rất nhiều người hiện nay không vượt qua được ranh giới này. không ngừng lại được.